• Hôm nay chú Định bỏ mất mấy kiểu ảnh đẹp. Ngừng một lát Bác nói tiếp: “Mình đến sớm tránh cho mọi người phải chuẩn bị đón tiếp đỡ tốn kém, bà con không phải chờ lâu”.
    Lần khác, Bác đi thăm Bộ Tổng tư lệnh. Đoàn có 4 người. Để bảo đảm an toàn, mọi người đề nghị dùng ngựa. Bác đồng ý. Đến nơi thấy mọi người phục vụ cho ngựa ăn thóc. Bác hỏi – thóc ở đâu cho ngựa ăn? Mỗi con 10kg thóc, lấy đâu gạo đưa ra chiến trường?”.
    Lúc về, Bác gọi ông Tạ Quang Chiến đến và bảo:
  • Lần sau lấy một con cho Bác đi. Lúc nào các chú mệt, các chú đi ngựa, Bác đi bộ, ta đổi chỗ.
    Khi chụp ảnh với các đoàn đại biểu nước ngoài, phóng viên phải nắm rõ mối quan hệ chính trị của Việt Nam đối với các nước và tỏ thái độ của Bác với từng đoàn để từ đó điều chỉnh góc độ, ánh sáng, đặc biệt là quyết định có hay không chụp ảnh tặng quà lưu niệm. Bác luôn nhắc nhở những phóng viên ảnh phải thay đổi tên họ sau mỗi tấm ảnh. Bác bảo:
  • Mọi người xem ảnh đểu nghĩ rằng ai cũng chụp ảnh cho Bác được, không chỉ có một cái ông Đinh Đăng Định nào đó.
    Ngày Bác đến thăm xã Ái Quốc tỉnh Hải Dương, cán bộ tỉnh vây quanh Bác. Bác bảo cán bộ tỉnh, huyện giãn ra và Người vẫy các cán bộ xã cùng bà con chụp ảnh chung với Bác. Giây phút bình dị được hiện lên trên những tấm hình mà mãi sau này khi cầm lại người xem không khỏi xúc động nghẹn ngào. Một lần Bác sang thăm Hungari, Đinh Đăng Định và một số nhà báo được đi cùng với Bác. Khi viết bài và chú thích ảnh, nhà báo đã viết thêm: “Công nhân nhà máy ra cửa vẫy tay chào tạm biệt Bác”.
    Bác nhắc nhở nhẹ: “là không nên vì không có thật. Với báo chí điều gì không thật thì nhà báo không nên viết”.
    Những lời Bác chỉ bảo trên đây tuy nhỏ mà sâu sắc, không chỉ đối với nhà nhiếp ảnh, mà cả các nhà báo chúng ta ghi nhớ, học tập.
    Lê Hồng Thiện