Dù chỉ còn chân trái, ông vẫn lao động hết mình để tu sửa lại nhà cửa, làm vườn, đào ao thả cá, chăm sóc mẹ già và cải thiện đời sống cho vợ con. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, ông Côn đề xuất với lãnh đạo địa phương cho phép được mở bến bán vôi tại trung tâm xã. Đúng là “có chí thì nên”, bằng mọi nỗ lực của bản thân, ông vừa tạo nguồn, tạo bến, lo mua một tàu thủy với sức chứa 150 tấn để phục vụ vận tải đường dài, vừa là chủ tàu, vừa lái tàu và quan hệ đối tác với nhà máy xi măng Hoàng Thạch.

Ngoài kinh doanh vận tải đường thủy hai chiều, ông Côn còn có một trang trại vải thiều ở Lục Ngạn với diện tích 1 ha. Sau ngày đất nước hội nhập WTO, nhà cao tầng mọc lên như nấm ở khắp nơi, ông Côn hiểu xi măng Hoàng Thạch đang là một mặt hàng xây dựng được nhân dân địa phương rất ưu chuộng, nên lập tức, ông thay đổi ngay công nghệ vận tải, mở rộng bến cảng, giải phóng hàng nhanh. Ông đi vay hơn 500 triệu của Ngân hàng Tân Yên, mua 1 tàu mới to gần gấp đôi tàu cũ, với sức chứa hơn 300 tấn, và thuê thêm công nhân lái tàu, phụ tàu. Tăng hàng, bắt buộc phải tăng dịch vụ bốc dỡ, ngoài một băng tời tự động tầm trung từ tàu lên bờ, ông còn sắp xếp công ăn việc làm cho 10 – 15 người/ngày…

Và từ ấy, cuộc “ma-ra-tông” làm kinh tế của người thương binh chỉ còn một chân đó, càng ít người đuổi kịp…

Bài và ảnh: NGỌC THÀNH