• Năm 1963 quê tôi một tổ sinh viên sư phạm về thực tập trong có anh Phùng Minh Nam quê xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, da bánh mật nhưng có duyên vô cùng, giọng nói nhỏ nhẹ nghe cuốn hút mọi người. Còn tôi cô thôn nữ học sinh cấp 3 hồn nhiên có nước da trắng trẻo. Hai chúng tôi cùng hay văn nghệ, đam mê thể thao. Thế rồi tình yêu đến khi nào cũng không rõ nữa. Chúng tôi yêu nhau tha thiết. Vào những buổi tối dưới ánh trăng bên khóm tre làng anh nói với tôi rất thật: “ Bố mất khi còn anh còn bé, mẹ già lắm rồi, gia đình nghèo lắm, nếu em lấy anh, thì khổ lắm”. Tôi bảo: “ Anh thương em là được rồi, khổ mấy em cũng chịu được! Giàu nghèo cốt ở nơi mình. Anh nhìn tôi với đôi mắt mạn nguyện! Cái nhìn đó tôi nhớ suốt đời!”.
    Năm 1964 anh ra trường lên dạy ở Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, cách quê tôi trên 300 cây số, vùng rừng núi, vất vả, gian khổ lắm. Theo tiếng gọi của tình yêu tôi trốn gia đình lên ở với anh. Anh giới thiệu với bạn bè và nhà trường tôi là vợ. Nhưng thời đó họ nghiêm khắc và khắt khe lắm họ cho anh là vô tổ chức, vô kỷ kỷ luật, dịp đó có lớp tuyển quân họ cho anh nhập ngũ luôn. Chưa ấm hơi chồng tôi chia tay anh về quê. Chúng tôi chia tay nhau khóc cạn nước nước mắt. Tôi thương anh lắm nói là giáo viên không có một bộ quần áo lành lặn mà mặc. Ăn toàn rau rừng tôi đi hái. Lúc chia anh lên đường chúng tôi chỉ có một bữa cơm đạm bạc.
    Kết quả chưa đầy một tháng chung sống với nhau nơi vùng rừng núi miền Tây Nghệ An tôi về có giọt giọt máu của anh. Bố mẹ tra hỏi con của ai tôi một mực nói con của chồng con đang đi bộ đội. Bạn bè hỏi tôi cũng trả lời như vậy.
    Ở nhà bố mẹ luôn hỏi chuyện sao không thấy bên nhà chồng qua lại tôi trả lời không được đành xin đi công nhân lâm nghiêp. Đi công nhân ông giám đốc thấy mình hơi xinh, hoạt bát lại tìm cách tán tỉnh, gạ gậm. Sau nhiều lần tán không được tỏ thái độ không tốt. Tôi tìm cách đối phó , nhịn nhục, để có thời gian đi tìm tung tích của chồng, gặp đơn vị bộ đội nào cũng hỏi nhưng thất vọng buồn quá. Nếu ở lại công nhân sẽ không giữ được chung thủy với chồng tôi quyết định đưa con về quê.
    Khi con gái tôi được 2 tuổi thì nhận tin sau khi nhập ngũ anh vào chiến trường ngay và hy sinh. Thế hai mẹ con tôi suy sụp hoàn toàn. Tôi đặt tên con là Thao theo ý nguyện của anh. Từ đó mỗi lần gặp đoàn xe bộ đội hành quân tôi đều chạy theo hỏi có ai biết tên anh Phùng Minh Nam hy sinh quê xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc ở chiến trường nào không? Họ đều trả lời không biết. Sau mỗi lần như thế tôi thấy tôi mình càng thêm hẫng hụt.
    Sợ làng xóm chê cười con không có chồng mà có con bố mẹ bắt tôi phải đi lấy chồng. Tôi lấy một người quê biển không may anh chết sớm. Thế là tôi tần tạo nuôi 7 người con. Tuy vất vả nuôi con tôi vẫn cố tìm bằng được phần mộ anh Nam. Đã mấy chục năm nay tôi hỏi mà không ai biết. Tôi giành đươc một ít tiền nhờ người thân đi hỏi giúp tiền tiêu hết kết quả như thế nào họ cũng không nói. Người đó nay cũng đã mất. Tôi nay sức khỏe do bị bệnh tiểu đường biến chứng, đi lại rất khó khăn. Điều ước duy nhất của tôi trước lúc đi xa đưa được phần mộ của anh Nam về quê hương. Mãi cho đến bây giờ mỗi khi ai nhắc đến tên Nam là tôi hai dòng nước mắt chảy ra.
    Bà tâm sự với những người thân cận nhất : “ Anh Nam là con người bà yêu thương nhất”. Qua bài viết này ai biết phần mộ đồng chí Nam ở đâu cho bà Hương biết vào những năm tháng cuối đời để bà toại nguyện là một điều vô cùng hạnh phúc.
    Người viết bài này may ra làm được điều gì đó mà bà Hương đã mong chờ mấy chục năm qua. Mong và tôi rất mong điều đó đến với người phụ nữ mất mát quá nhiều này.

Hải Hưng