Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do nhiều cơ sở thay đổi công năng trong quá trình sử dụng nhưng không thực hiện thẩm duyệt thiết kế bổ sung về PCCC; không đảm bảo yêu cầu khoảng cách an toàn PCCC giữa các nhà xưởng, nhà kho; nhiều trường hợp tự ý cơi nới, làm thêm các mái che nhưng không có giải pháp ngăn cháy. Lực lượng, phương tiện PCCC tại chỗ hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến không khống chế được đám cháy ngay từ khi mới phát sinh, báo cháy chậm nên khi lực lượng cảnh sát PCCC đến nơi thì đám cháy đã phát triển trên quy mô lớn. Nhận thức, ý thức của đa số người lao động còn chưa cao trong việc thực hiện nội quy, quy định về an toàn PCCC.
Để hạn chế dẫn đến đẩy lùi nguy cơ cháy nổ tại các KCN, cần: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chú trọng vào các giải pháp chống cháy lan, hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động; bảo đảm giao thông, nguồn nước chữa cháy tại cơ sở; tăng cường ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong tự kiểm tra an toàn PCCC, phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót có thể dẫn đến sự cố cháy nổ; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành các quy định về PCCC cho cán bộ, công nhân viên; thành lập và phân công trách nhiệm rõ ràng, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành.
Trần Thịnh