Trong đó, đã số các CCB, Cựu quân nhân (CQN) được tín cử đảm nhiệm các vị trí tổ trưởng, tổ phó các tổ đội đoàn kết, tổ tự quản an toàn. Trách nhiệm của các tổ, đội trưởng là ngoài hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản trên biển còn nắm thông tin về an ninh vùng biển, báo về cho Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Đà Nẵng. Công tác thông tin được thống nhất theo quy trình kiểm định, kiểm soát trước trước khi thông báo qua tần số máy quy định để tránh những thông tin vội vàng, thiếu tính xác thực làm ảnh hưởng đến công tác điều tra, giám sát của các quan chức năng. Từ quy trình hoạt động này, nên trong những năm qua các tổ, đội trưởng của các tổ đội công tác đã thể hiện đúng chức năng của các thuyền viên, lao động theo tàu phát hiện, cung cấp nhiều nguồn tin quan trong trọng về ANTT trên biển và các hành vi về sử dụng chất nổ, xung kích điện làm hủy hoại môi trường biển, giúp BĐBP theo dõi, kiểm ta, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ việc.
Ông Nguyễn Văn Phi, Chủ tịch Hội CCB phường Thọ Quang cho biết: trong lực lượng ngư dân của phường có số đông CCB, CQN là các trưởng tàu, thuyền viên, lao động theo tàu đánh bắt xa bờ và hoạt động gần bờ. Trong đó, có các hội viên được chính quyền địa phương tín nhiệm, chọn cử vào đội bảo vệ nguồn lợi thủy sản và lực lượng ứng cứu nhanh khi có các tình huống xẩy ra. Thường trực Ban chấp hành Hội CCB phường đã có kế hoạch cụ thể, sát thực với từng vị trí công tác đảm nhiệm của hội viên, các chi Hội và các tổ đội công tác, nhất là các tổ đội đoàn kết hoạt động dài ngày trên biển, bằng cách nắm số điện thoại của các lao động, thuyền viên và tần số máy liên lạc của các tàu để biết được tình hình, phối hợp hoạt động với BĐBP. Trong đó, chúng tôi gặp, trao đổi với CCB Trương Văn Tiếp, chủ của 2 con tàu khai thác, đánh bắt xa bờ, có 18 lao động theo tàu là các CCB, CQN và dân quân biển, được biết: 2 tàu thường vươn khơi khai thác, đánh bắt hải sản tại ngư trường vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa với mỗi thuyền hoạt động từ 15 đến 20 ngày. Trên mỗi tàu đều được trang bị máy ICom hoạt động theo kênh liên lạc quy định của BĐBP và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy - hải sản thành phố Đà Nẵng, mở máy hoạt động thường xuyên với đất liền. Trong trường hợp tàu nước ngoài đến có hành vi xâm hại tàu, ngư lưới cụ và người trên tàu thì điện báo với các tàu trong cùng tổ đội đoàn kết đến phối hợp bảo vệ và điện báo với BĐBP biết để nhận sự trợ giúp, tránh va chạm trong các mối quan hệ ngư trường khai thác, đánh bắt hải sản.
Ông Đặng Văn Châu, cán bộ chuyên trách về công tác thủy, hải sản phường Mân Thái, trao đổi với chúng tôi: phường hiện có 8 tổ đội khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ, gần bờ và bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản. Trong đó, chủ tàu, thuyền viên trên các tàu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản, rặng San hô quanh bán đảo Sơn Trà và các tàu làm nhiệm vụ sẵn sàng ứng cứu nhanh trong các tình huống khẩn cấp đã hoạt động tích cực, uy tín, trách nhiệm được lãnh đạo thành phố, Ban Chỉ huy BĐBP và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản ghi nhận, đánh giá cao và đã có nhiều chủ tàu, thuyền viên lập thành tích xuất sắc được khen thưởng đột xuất…
Không chỉ riêng CCB, CQN trong lực lượng ngư dân làm kinh tế - kết hợp với tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển, mà các hội viên CCB các phường còn phát huy tốt vai trò “CCB gương mẫu” trong thực hiện chương trình phối hợp với các Đồn Biên phòng Sơn Trà, Cữa khẩu Cảng Tiên Sa đã ký kết, phong trào thi đua tại địa phương, chương trinh “Thành phố 4 án”, tiếp tục xây dựng niềm tin, uy tín với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và nhân dân đối với Cựu chiên bình.
Bài và ảnh: Nhân Mùi