
Bệnh nhân Timothy Ray Brown- người Mỹ gốc Đức , vừa bị ung thư máu, vừa nhiễm virus HIV. Các nhà khoa học Đức đã cấy ghép tế bào gốc lên cơ thể bệnh nhân này để chữa trị căn bệnh ung thư máu vào năm 2007. Sau 3 năm, bệnh nhân này không những khỏi bệnh máu trắng mà thậm chí không còn dấu hiệu của virus HIV trong cơ thể. Theo các nhà khoa học Đức, lý do là máu của người hiến có chứa cả gien đột biến giúp cơ thể người bệnh miễn nhiễm với HIV.
Hiện bệnh nhân này sống tại Berlin này hoàn toàn không còn virus trong cơ thể sau gần 4 năm được cấy ghép tủy.
Tuy nhiên, mặc dù không phủ nhận thành công của bệnh nhân nhiễm HIV tại Đức nhưng tiến sĩ Michael Saag của Đại học Alabama (Mỹ), ông từng là chủ tịch Hội Y khoa HIV - tổ chức tập hợp các bác sĩ chuyên điều trị HIV/AIDS cũng tỏ ra thận trọng khi cho rằng phương pháp này có độ rủi ro rất cao và khó có thể trở thành một liệu pháp chữa HIV phù hợp với số đông bệnh nhân.
Cấy ghép tủy xương, hoặc phổ biến hơn là cấy tế bào gốc máu, là một trong những phương pháp chữa trị ung thư, và nguy cơ của nó đối với người bình thường vẫn chưa xác định được.
Liệu pháp này bao gồm các bước đầy nguy hiểm như tiêu diệt hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng thuốc cực mạnh và xạ trị, sau đó thay thế nó bằng tế bào hiến tặng để phát triển thành một hệ miễn dịch mới.
Tỉ lệ tử vong hoặc biến chứng trong quá trình phức tạp trên có thể từ 5% hoặc hơn.
Trường hợp của anh Brown đang mở ra đường hướng mới cho việc phát triển một phương pháp chữa trị lâu dài cho sự lây nhiễm HIV thông qua công nghệ di truyền tế bào gốc. Nó rất hứa hẹn nhưng không phải là một giải pháp dễ dàng.Đây sẽ là tín hiệu tích cực mở ra cho cả thế giới về hy vọng chữa khỏi thành công căn bệnh HIV/ AIDS mà y học vốn phải "bó tay" trong nhiều thế kỷ qua.
Phương Thúy (TH)