Khó có thể  tin rằng đây lại chính là trang phục của các bác sĩ trong suốt thời kỳ “Cái chết Đen”. Về mức độ ghê rợn, có lẽ những bộ trang phục Halloween còn thua xa!

Châu Âu thời kỳ Phục Hưng tới tận thế kỷ XIIIX đã trải qua rất nhiều biến động về cả kinh tế, chính trị lẫn xã hội. Thế nhưng thảm họa khiến cho gần 60 % dân số châu Âu phải bỏ mạng chính là “Cái chết Đen” diễn ra khoảng 3 năm, từ 1348 đến năm 1350.

Được cho là bắt nguồn từ Trung Á với vật chủ là loài chuột, sau này sự bùng phát của nó khiến cho toàn châu Âu nhuốm một mùi chết chóc ảm đạm. Chính đại dịch là nguyên nhân thay đổi châu Âu sâu sắc về chính trị, tôn giáo, kinh tế.

Không những gây ra sức tàn phá không kém bất cứ thiên tai hay chiến tranh nào, đại dịch còn trở nên nguy hiểm hơn khi thời bấy giờ con người gần như bất lực trước nó. Nguyên nhân của “Cái chết Đen” được cho là do chuột Trung Á theo các tàu tới châu Âu.

Trên đường phố, cảnh tượng người chết la liệt hay kêu gào thảm thiết xảy ra như cơm bữa. Bóng tối ảm đạm của cái chết bao trùm toàn châu Âu.

Chính quyền địa phương hay các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị cho đại dịch này, nếu bị lây nhiễm điều đó đồng nghĩa với cái chết. Không có biện pháp khả thi nào có thể hạn chế cơn đại dịch hoành hành.

Khi không có lời giải thích khoa học, con người tìm sang cách giải thích tâm linh, tôn giáo như do các thế lực siêu nhiên gây ra. Tệ hơn, người Do Thái bị trở thành đối tượng đưa ra lý giải nó, họ cho rằng chính người Do Thái đã đầu độc nguồn nước!

Điều này khiến cho người Do Thái phải hứng chịu những đợt tấn công mà đỉnh cao là vào tháng 8 - 1349 cộng đồng người Do Thái ở Mainz và Köln đã bị tiêu diệt. Tháng 2-1394, có tới 2.000 người Do Thái Strasbourg cũng bị người Công giáo tiêu diệt.

Trong đại dịch này, trước sự bất lực trong việc tìm kiếm nguyên nhân cũng như cách chữa trị, các bác sĩ - những người thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân chỉ có thể tự phòng ngừa cho bản thân bằng cách mang các mặt nạ.

Được bác sỹ người pháp Charles de Lorme phát minh năm 1619, chiếc mặt nạ này giúp cho các bác sĩ an toàn trước nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân cũng như thi thể nạn nhân.

Đó là những mặt nạ hình mỏ chim, chính vì vậy trong lúc cái chết hoành hành khắp nơi trông bề ngoài của các bác sĩ rất đáng sợ. Thay vì là người giúp giành giật sự sống từ tay thần chết, họ lại trông như sứ giả tới từ địa ngục.

Dù không biết nguyên nhân, cách thức lây truyền của đại dịch, nhưng niềm tin phổ biến lúc bấy giờ là bệnh dịch lây lan qua không khí hít thở hay giải thuyết âm khí (miasma theory).

Vậy nên, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc người bệnh, các bác sĩ mặc trang phục áo choàng dài tới đất, chiếc mặt nạ mỏ chim, quanh người được bôi dầu và sáp cùng mũ trùm đầu, bao tay kín mít mang gậy (baton).

Chiếc gậy gỗ sẽ giúp các bác sĩ tránh tiếp xúc với bệnh nhân và trở thành cánh tay thứ ba của họ, đồng thời ngăn cản những người khác cố gắng tiếp cận gần họ.

Nếu nhìn thấy họ trong đêm tối trên một con đường, hẳn bạn sẽ phải thất kinh hoặc bỏ chạy đấy. Nếu cần ý tưởng cho trang phục của lễ Halloween, bạn có thể tham khảo trang phục của các bác sĩ này!

Chiếc mặt nạ cũng như trang phục ấn tượng tới nỗi nó trở thành biểu tượng gắn liền với đại dịch “Cái chết Đen”.

Và điều bí ẩn của lịch sử là rất nhiều bệnh nhân thoát chết nhờ được các bác sĩ - đến dùng chiếc gậy chạm vào người! Đây không phải là truyền thuyết, mà là sự thật, các nhà nghiên cứu khoa học đang nghiêng về giả thiết của “liều thuốc tinh thần”.

Hoàng Nguyễn