Sau gần một năm phát động và tuyên truyền tích cực, qua làn sóng Đài TNVN và các phương tiện truyền thông của Đài, của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, sự quan tâm hỗ trợ của các báo, đài trung ương và địa phương, thông tin về cuộc thi đã đến được đông đảo đồng bào, chiến sĩ cả nước và đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, đầy tâm huyết của các cựu chiến binh, các tầng lớp nhân dân, với 1810 bài dự thi. Thành phần tham gia cuộc thi hết sức đa dạng, có các cựu chiến binh tuổi đã trên thất thập và bát thập, có những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, có các vị tướng lĩnh, có những trí thức, văn nghệ sĩ và có cả những người lao động bình thường: nông dân, công nhân, người dân tộc thiểu số. Hơn 1800, chính xác là 1810 bài thi, đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc đã cho thấy sức mạnh kết nối của cuộc thi với những tấm lòng ,với những tình cảm chân thành và mãnh liệt của người dân hướng về cội nguồn, hướng về chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Tuy nhiên, số lượng và thành phần đa dạng chưa phải là yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của cuộc thi. Ban Tổ chức đánh giá cao chất lượng cuộc thi lần này. 1810 bài thi là 1810 con người cụ thể với những nhiệm vụ, tâm tư tình cảm cụ thể, 1810 tình huống, ăm ắp kỉ niệm và những câu chuyện làm xúc động lòng người. Ban Tổ chức và Ban Giám khảo, những người được trực tiếp đọc các bài thi xin được ghi nhận một số nét nổi bật sau đây:
Thứ nhất, các bài thi đã đưa người đọc trở về giai đoạn gian khổ nhất nhưng cũng hào hùng nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi cả nước bước vào những trận đánh quyết định cuối cùng. Chiến dịch Điện Biên Phủ được các tác giả dựng lại một cách sinh động và chân thật - sinh động và chân thật hơn bất cứ một tài liệu lịch sử chính thức nào. Nó đem lại cái nhìn vừa toàn cảnh, vừa cụ thể - cụ thể và chi tiết tới từng nẻo đường chiến dịch, từng bước chân chiến sĩ, từng góc chiến hào, từng trận đánh, từng lực lượng có mặt ở chiến trường năm ấy. Nó chạm tới từng ngóc ngách tâm hồn của những người tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, từng biểu hiện sinh động của tình cảm quân dân thắm thiết, sự bao bọc che chở của đồng bào các dân tộc Tây Bắc đối với Bộ đội Cụ Hồ. Cũng là dễ hiểu vì sao các bài viết lại khiến người đọc xúc động đến như vậy bởi 60 năm qua đi, những gì còn đọng lại trong kí ức của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hẳn phải là những gì sâu sắc nhất và có sức lay động nhất.
Thứ 2, các bài dự thi đã góp phần làm sâu sắc thêm các bài học kinh nghiệm
tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Tinh thần của cuộc chiến tranh nhân dân ấy thấm đẫm vào từng người, từng việc, từ những quyết định chiến lược tới những triển khai tác chiến cụ thể, từ việc huy động lực lượng tới tinh thần chiến sĩ và nhân dân tham gia chiến dịch. Trong các bài dự thi, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh những anh bộ đội, những cô du kích, những thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến ra trận với tâm hồn trong trẻo và tinh thần lạc quan phơi phới. Ở những cương vị khác nhau, công việc khác nhau, nhiệm vụ khác nhau nhưng họ đều sống và chiến đấu với lòng quả cảm, với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Có những gia đình cùng ra trận, để rồi, họ gặp nhau mừng mừng tủi tủi ở ngay vùng đất lịch sử ấy, như trường hợp anh bộ đội tên Cưu với vợ anh, một dân công hỏa tuyến tên Cườm, trong tác phẩm dự thi của tác giả Vũ Thế Kiên. Hay chuyện hai anh em ruột gặp nhau ở chiến trường, là anh thương binh Nguyễn Huy Dũng và nữ cứu thương Nguyễn Thị Nhi trong bài thi “ Gặp gỡ Điện Biên” của tác giả Lê Vũ. Cùng với đó, những bài học về xây dựng lực lượng, về hợp đồng binh chủng, những bài học về sự quyết đoán và tinh thần trách nhiệm của người chỉ huy mà nổi bật là Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp qua bài viết của Trung tướng Đặng Quân Thụy, Trung tướng Phạm Hồng Cư cũng như các vị tướng lĩnh khác. Rồi những bài học về phát huy tinh thần xả thân, quả cảm, trí sáng tạo tuyệt với của những người lính nông dân, về cách tạo ra sức mạnh tổng hợp - sức mạnh giúp chúng ta chiến đấu và chiến thắng, được nhiều bài dự thi đề cập - có lẽ đã, đang, và sẽ mãi mãi là những bài học mang tính thời sự.
Thứ 3, các bài thi đã đem đến những góc nhìn mới mẻ với những đề tài, những vấn đề mà sách sử và tài liệu, thậm chí cả báo chí còn chưa hoặc ít đề cập. Chúng ta thấy sự xuất hiện của đội quân cối xay trong tác phẩm dự thi của tác giả Minh Nguyệt, một lực lượng đặc biệt, tập hợp những người nông dân biết đóng cối, chỉ làm nhiệm vụ đóng cối xay lúa, cung cấp lương thực tại chỗ, phục vụ chiến dịch. Hay trong tác phẩm “ Gặp người anh hùng phá thác đá trên sông Nậm Na” của tác giả Trường Sơn nói về năng lực sáng tạo vô song của anh hùng Phan Tư và các đồng đội, người với tư duy chân chất và hồn nhiên của một nông dân, trong lúc ăn bánh chưng đã nghĩ ra cách gói bộc phá như gói bánh chưng, dùng lá rừng thay cho nilông, dùng cơm nếp giã nát, trát lên các khe hở thay cho nhựa đường. Cách làm độc đáo đó đã giúp Phan Tư và đồng đội của ông hoàn thành xuất sắc việc phá các thác đá trên sông Nậm Na, để thuyền bè đi lại, tiếp tế cho chiến dịch. Câu chuyện của Trung tướng Nguyễn Hải Bằng về việc do thiếu kinh nghiệm, thiếu dự phòng nên khi đường dây liên lạc bị đứt, trung đoàn 174 của ông đã để mất đi yếu tố bất ngờ trong cuộc tấn công đồi A1 lần thứ 2, cũng là câu chuyện khiến người đọc phải suy nghĩ rất nhiều. Và rất nhiều, rất nhiều bài thi có thể không đạt giải cao nhưng lại chứa đựng những tư liệu quý giá, đặc biệt giá trị đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu về chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nói chung
Thứ 4, các bài thi cũng không hề né tránh, mà trái lại, nói rất nhiều về những hy sinh mất mát, những gian khổ khó khăn mà quân và dân ta phải trải qua trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Có những khó khăn về vật chất như thiếu gạo, thiếu thuốc, thiếu phương tiện, thiết bị, thiếu đạn, thiếu thuốc nổ. Có những khó khăn về tinh thần như việc phải vượt qua những thời khắc khốc liệt của chiến tranh, phải đi thu gom xác của đồng đội hy sinh như tình huống người lính Lê Văn Huỳnh, nguyên Trung đội phó đại đội 241, tiểu đoàn 387 cùng các đồng đội của mình làm nhiệm vụ mai táng liệt sĩ của đại đội 78, những người đã hy sinh trong trận chiến đấu sáng ngày 28-3- 1954 tại cánh đồng Pe Luông, Mường Thanh. Có những khó khăn về tâm lý như khi đang tập trung cao độ để đánh địch thì lại được lệnh rút, không lý do, không giải thích; hay là lúc biết là đồng đội đang bị bao vây và tấn công mà không thể nào sang tiếp viện. Có những tiếng gầm giận dữ, có những tiếng nấc nghẹn. Có tiếng rên la của những tân binh khi bị thương nặng. Có cái nghẹn ngào của người chỉ huy khi điểm lại thấy quân mình mất quá nhiều như tình huống của Trung tướng Nguyễn Hải Bằng, lúc đó là một đại đội trưởng mới 22 tuổi, sau đợt tấn công đồi A1 lần thứ nhất không thành công. Rồi có cả cái hoảng loạn của người Tiểu đội trưởng tiểu đội xung kích đến mức phải chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Không một cuốn sách lịch sử nào có thể thuật lại chiến dịch với những chi tiết, những tư liệu tràn đầy cảm xúc như vậy.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là trong các bài dự thi hay nói cách khác là trong kí ức của những người từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở Điện Biên Phủ, những đau thương mất mát đó là kinh khủng, là khắc nghiệt nhưng không bi lụy mà trái lại nó hùng tráng và đậm chất sử thi, những phút yếu lòng đó là có thật nhưng nó không bao giờ là sự hèn nhát. Và một điều nữa, cũng rất quan trọng, là qua những mất mát và đau thương ấy, qua cách nhìn nhân hậu, rộng lượng và đầy chia sẻ về những khoảnh khắc “ rất, rất con người” ấy, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết tinh thần yêu chuộng hòa bình và lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam.

Ban Tổ chức cũng đánh giá rất cao công sức và tâm huyết của nhiều tác giả đã có sự đầu tư công phu cho các bài thi của mình. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hạt ở phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Hà Nội có 1 bài dự thi, tuy không đúng thể lệ, nhưng khiến ai đọc cũng xúc động. Một tập tư liệu gần 300 trang được viết tay nắn nót, không một nét dập xóa, từng dòng, từng dòng đều tăm tắp, tuôn chảy như chính dòng kí ức ăm ắp của người lính cựu này. Các công trình của các nhóm sinh viên Học viện An ninh nhân dân thực sự là các công phu chứa đựng tâm huyết và tình cảm của giới trẻ hướng về cội nguồn, hướng về lịch sử, là lời tri ân của thế hệ hôm nay đối với cha ông. Bên cạnh các bài dự thi có cách viết, cách diễn đạt dung dị, nhiều bài viết đã đạt tới trình độ nghệ thuật như những đoạn miêu tả không khí ngột ngạt trước trận đánh, sự đồng cảm của thiên nhiên với con người trước những mất mát đau thương, những đoạn đặc tả về công việc kéo pháo, đào hào, đánh lấn của bộ đội.v.v...Chính những cảm xúc chân thật ấy đã làm cho Cuộc thi không chỉ là “ ký ức” nữa, mà có sức lay động và sức lan tỏa lớn, chạm tới trái tim của người đọc. Đài TNVN đã chọn và phát sóng hàng chục bài thi như thế và sẽ còn tiếp tục đăng tải trong thời gian tới .
Một cuộc thi thành công tất nhiên không thể thiếu được Ban Giám khảo. Ban Tổ chức xin trân trọng cảm ơn các nhà báo ở Đài TNVN, Báo Quân đội nhân dân, Báo Cựu chiến binh Việt Nam, cán bộ Trung ương Hội CCB Việt Nam đã làm việc hết sức khoa học, nhiệt tình và công tâm để có thể có thể chọn ra được những tác phẩm tốt nhất trao giải thưởng của Cuộc thi này. Chúng tôi xin cảm ơn chân thành Lãnh đạo Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đài TNVN, Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN đã luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao; cảm ơn các đơn vị chức năng của Trung ương Hội CCB và của Đài TNVN đã tham gia và nhiệt tình ủng hộ để Lễ Tổng kết và trao giải được diễn ra trang trọng tại Hội trường này.
Nhưng trên hết, chúng tôi xin được dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cựu chiến binh cũng như nhân dân cả nước đã ủng hộ và tham gia nhiệt tình vào Cuộc thi. Chính sự tham gia của quý vị đã làm nên thành công rực rỡ của Cuộc thi lần này. Chúng tôi trân trọng từng bài viết, từng kỉ niệm, từng câu chuyện, từng tư liệu mà quý vị đã gửi tới Ban Tổ chức. Những tư liệu quý giá này sẽ được chuyển tới những cơ quan có trách nhiệm để lưu trữ, nghiên cứu và tuyên truyền, để kí ức Điện Biên sẽ lan tỏa sâu rộng và trở thành kí ức trong sâu thẳm tâm hồn các thế hệ người Việt Nam .
Cuối cùng chúng tôi xin được một lần nữa cảm ơn các vị đại biểu, các vị khách quý cùng tất cả các đồng chí, đồng nghiệp có mặt tại hội trường này ngày hôm nay. Xin kính chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn.

Nhà báo TS Mai Chi, Phó Trưởng Ban Tổ chức, Phó Trưởng Ban Giám khảo Cuộc thi

DANH SÁCH GIẢI THƯỞNG CUỘC THI “ KÝ ỨC ĐIỆN BIÊN ”

PHẦN THƯỞNG ĐẶC BIỆT
Đã có đóng góp xuất sắc trong Cuộc thi viết “ Ký ức Điện Biên ”

Tác phẩm Tác giả Chức danh

Ký ức Điện Biên Phủ
Trung tướng
Đặng Quân Thụy
Nguyên Chủ tịch Hội CCB VN
Quyết định khó khăn nhất
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Trung tướng
Phạm Hồng Cư Nguyên Phó Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị
Tiến công cứ điểm A1 của đại đội 315, D 249,
E 174, đại đoàn 316 trong chiến dịch Điện Biên Phủ Trung tướng
Nguyễn Hải Bằng Nguyên Q.Giám đốc
Học viện Quốc phòng
Hợp đồng “ không ngớt tiếng súng”
với Điện Biên Phủ Thiếu tướng
Bùi Phan Kỳ Nguyên Trưởng Ban Đường lối- Học thuyết Quân sự, Viện Chiến lược Quân sự

Đồng đội bên tôi ngày ấy Thiếu tướng
Đinh Mộng Tiên Nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân Tình nguyện Việt Nam tại Cămpuchia
Ký ức 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Thiếu tướng
Nguyễn Hiền Nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu I

Thắng lợi của Chiến dịch ĐBP đã tạo điều kiện
lớn lao cho cách mạng Việt Nam phát triển. Thiếu tướng
Trần Xuân Thu
Nguyên Tổng Giám đốc
Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga

Tên tác phẩm
Tác giả
Địa chỉ
GIẢI NHẤT
Đánh lấy lại lô cốt cột cờ Đồi C1 Đặng Đức Song Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
GIẢI NHÌ
Những phút cuối cùng ở mặttrận Điện Biên Phủ Nguyễn Thế Bình Trang Hạ, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Nhớ đến lòng lại rưng rưng Du An Phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Thương nhớ lắm đồng đội ơi Lê Văn Huỳnh Phường Tân Lập, TP Thái Nguyên , tỉnh Thái Nguyên
Đoạt dù tiếp tế của địch ngay tại mặt trận Thế Trường P304 nhà D12, ngõ 119 phố Hồ Đắc Di, Hà Nội.
Nhữngkỷ niệm về ĐT Võ Nguyên Giáp với chiến sỹ pháo cao xạ Xuân Mai Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
GIẢI BA
Điện Biên Phủ những ngày chiến đấu gian khổ, ác liệt không bao giờ quên
Lê Duy Trí Phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây Hà Nội,
Máu lửa đồi C2 Trần Đức Chung Bắc Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình.
Chiến sỹ Hoàng Đăng Vinh và thời khắc lịch sử Hoàng Ngọc Vân Phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội
Đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ Nguyễn Trọng Bính ngõ 126 Kim Ngưu, Thanh Nhàn, Hà Nội
Dùng thân nối đường dây Xuân Tùng B1- Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội
Đưa xe pháo vào trận địa Trần Lưu Loát 120 Lý Quốc Bảo, TP Hải Dương
Gặp anh hùng phá thác đá trên sông Nậm Na Trường Sơn Hùng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Góc khuất Điện Biên Phạm Đình Phong 202, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Chặn viện Nguyễn Văn Kế An Quý, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Đội quân đóng cối xay Minh Nguyệt đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội
GIẢI KHUYẾN KHÍCH
Chung lo hoàn thành nhiệm vụ Đào Xuân Lưu Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn ,tỉnh Bắc Ninh.
Gặp gỡ Điện Biên Lê Vũ Th¸i Phóc, huyện Th¸i Thuþ, tØnh Th¸i B×nh
Cuộc hành quân táo bạo Đỗ Minh Cầm Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chuyện về những cán bộ, chiến sĩ
đánh bộc phá vào hầm ngầm đồi A1 Nguyễn Văn Khoa
ngõ 61, Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Một đêm kéo pháo NguyễnQuang Tuấn Xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Những kỷ niệm về Điện Biên Phủ, về anh hùng Tô Vĩnh Diện Vũ Văn Huệ
xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Người đại đội trưởng dẫn tù binh năm xưa Nguyễn Văn Triện Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Nhớ mãi những ngày đêm máu lửa hào hùng ở phía bắc mặt trận Vũ Tá Thịnh
Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Âu Lâu thời Điện Biên Trần Cao Đàm Yên Thịnh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Ngày cuối cùng trong hầm ngầm đồi A1 Vi Văn Cúc Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Giáo sư Tôn Thất Tùng ở Điện Biên Phủ Nguyễn Duy Liễm Cẩm Trung, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Nhành ban cuối mùa Phạm Hải Dương Toàn Thắng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Viết cho người đã khuất Phan Đình Mậu Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Cô Tý gánh gạo lên Điện Biên Nguyễn Thắng Lợi. phường Gia Cẩm, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Những loạt bộc phá Nguyễn Văn Ty trên pháo đài bất khả xâm phạm Lê Quang Vinh
Tự Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Một thời Điện Biên Nguyễn Trọng Cần Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Nhớ mãi lần gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp ở mặt trận Điện Biên Đỗ Duy Đắc Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Dọc đường văn công chiến dịch Nguyễn Khắc Tuế Phòng 304, 156 Xã Đàn II, quận Đống Đa, Hà Nội
Vài chuyện nhỏ trong chiến dịch Điện Biên Phủ Phạm Danh Mạch xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Chuyện dướiđáy balô của người chiếnsỹ quân y Vũ Quang Trung Tô 43 phố Yên Hòa, Yên Thịnh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Đánh trận NàNoọng, trungđoàn ThủĐô tiêu diệt con mắt của tậpđoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Dương Niết Phường Khương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

Trận đánh địch phản kích trên đồi A1 chiến dịch Điện Biên Phủ Trần Thịnh Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

C832 và những trận chiến đấu bảo vệ đèo Cò Nòi và Lũng Lô Trần Văn Tụng
Số 11/69B/33 Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Miếng vải dù Hoàng Công Chủng. Đông Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Người được thưởng 3 huân chương Nghiêm Đình Thường Hội Khuyến học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Những chuyện không quên Nguyễn Đồng Xóm 24, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An
Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử Văn Duy Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Từ trận phòng ngự trên đồi Pu San đến đánh chiếm đồi A1 Nguyễn Kim Lung Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Kỷ niệm 4 lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp Khiếu Thư
Ra trận Hoàng Nhân Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Tôi kể chuyện C441 đón xuân trên trận địa vận tải phục vụ chiến đấu chiến dịch Trần Đình
Phạm Văn Sước Số 32, Nguyễn Viết Xuân, quận Hà Đông, Hà Nội

Lần đầu về sở chỉ huy chiến dịch Nguyễn Hữu Tài Phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
Bến phà Tạ Khoa ngày ấy không thể nào quên Nguyễn Văn Ngự Xóm 4, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên
Ăn củ mài, dành gạo nấu cháo cho thương binh Trần Thị Tuyết 503a, E9, Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Công binh chiến dịch Nguyễn Văn Sáu Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội

DANH SÁCH BẰNG KHEN TRUNG ƯƠNG HỘI CHO CÁC TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN
Đã có thành tích xuất sắc trong Cuộc thi viết “ Ký ức Điện Biên ”

1- Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội
2- Hội Cựu chiến binh tỉnh Thanh Hóa
3- Hội Cựu chiến binh tỉnh Hải Dương
4- Hội Cựu chiến binh tỉnh Thái Nguyên
5- Hội Cựu chiến binh tỉnh Yên Bái
6- Hội Cựu chiến binh tỉnh Thái Bình
7- Hội Cựu chiến binh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
8- Phòng Đoàn thể, VOV 2, Đài Tiếng nói Việt Nam
9- Ban Tuyên giáo Trung ương Hội
10- Đoàn Thanh niên CSHCM Học viện An ninh nhân dân
11- Nguyễn Đức Hạt, CCB Phường Mại Động, Quận Hoàng Mai, Hà Nội