*Màn trình diễn áo dài. *
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cho biết: Lễ hội có sự tham gia của gần 5.000 người, được chia thành 7 khối chính, diễu hành xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Trong đó, đi đầu là khối dân gian với 800 nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc của Thủ đô Hà Nội như: Múa rồng, lân, chạy cờ, trống hội…

Khối làng nghề có sự tham gia của 400 người, trong đó có khoảng 300 nghệ sĩ chuyên nghiệp, trình diễn múa hoa sen, hoa đào, hoa mai. Các nghệ nhân, đội văn nghệ của các làng nghề truyền thống nổi tiếng trình diễn múa nón (làng Chuông, huyện Thanh Oai), múa lụa (Vạn Phúc, Hà Đông), múa hoa (làng hoa Mê Linh).

700 người cao tuổi biểu diễn múa quyền, đánh côn, tập dưỡng sinh. 300 vận động viên cùng đồng diễn wushu, karate, taekwondo, đồng diễn thể thao, erobic và dance sport.

700 học sinh, sinh viên với trang phục truyền thống cùng cờ, hoa, bóng bay nhiều màu sắc, tạo thêm mảng màu rực rỡ trong đoàn diễu hành; hàng trăm người mẫu mặc áo dài cổ Hà Nội, áo dài cách tân. 300 nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian khác biểu diễn đi cà kheo trên nền nhạc chiêng, trống, biểu diễn các tiết mục xiếc như: Xiếc đường phố, ảo thuật, tung hứng…

Khép lại đoàn diễu hành là vũ hội Carnaval gồm 10 khối màu sắc, với khoảng hơn 1.000 bạn trẻ đồng diễn trên nền nhạc.

Sau đây là một số hình ảnh tại Lễ hội:
* Đội hình múa lân.*

Múa trống.

*Tái hiện màn rước trạng vinh quy bái tổ. *

*Một đám cưới Hà Nội xưa được tái hiện. *


Các tiết mục dân gian biểu diễn tại Lễ hội.

Các làng nghề biểu diễn.
*Múa hoa mai. *

Minh Vũ