Đồng chí Mai Thế Trung, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho biết: Ngoài sự tăng trưởng năm 2013 rất thành công, Bình Dương là điểm đến của các nước đầu tư, các tập đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đến nay, Bình Dương thu hút 28 khu công nghiệp với tổng quỹ đất 10.000ha. Dự án đầu tư nước ngoài 2.255 dự án, tổng số vốn lên đến 19,6 tỷ USD; dự án trong nước 15.100 dự án, bằng 121.000 tỷ đồng; nông nghiệp chỉ còn 3,4%; công nghiệp đạt 66,3%; dịch vụ đạt 24,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 15,7%. Tổng thu ngân sách năm 2013 đạt 29.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 52,7 triệu đồng/người/năm. Tại khu liên hợp do Tổng công ty BECAMEX-IDC chủ đầu tư được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, Bộ Xây dựng và Viện quy hoạch kiến trúc thuộc Trường đại học quốc gia Xin-ga-po phối hợp thực hiện, xây dựng trung tâm hành chính gồm 2 tòa nhà hành chính tháp A và B, diện tích 4.169m2, kết nối các khu công nghiệp lên đến 6.946ha, trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương có độ cao 104m, 20 tầng, 2 tầng xe, 2 tầng kỹ thuật, có bãi đáp trực thăng. Diện tích sàn 104,000m2, tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng. Bố trí 60 cơ quan, khối Đảng, Đoàn thể chính trị, cơ quan quản lý nhà nước, các sở ngành. Tòa nhà trung tâm hội nghị và trung tâm triển lãm tổng diện tích 104,416m2 diện tích sàn 13.859m2, khởi công xây dựng năm 2010, vừa được khánh thành và đưa vào sử dụng.
Trao đổi kinh nghiệm về đầu tư, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Tổng công ty BECAMEX-IDC khẳng định: “Kinh tế Bình Dương phát triển khá toàn diện, bền vững cơ cấu kinh tế, có tỷ trọng dịch vụ ngày càng cao” luôn tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, nhất là sự phát triển kinh tế công nghiệp phải gắn với nông thôn đô thị, Bình Dương luôn coi trọng phát triển công nghiệp chất lượng cao, hàm lượng chất xám lớn có tác dụng giữ gìn bảo vệ môi trường, để nâng cao chất lượng sống của người dân. Bình Dương chuyển hướng mạnh mẽ khuyến khích nhà đầu tư, đa dạng các loại hình phục vụ, như tài chính, ngân hàng phát triển bất động sản, giáo dục và đào tạo, các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, các ngành sản xuất phụ trợ công nghiệp…
Bên cạnh những bước phát triển kinh tế, tỉnh Bình Dương chú trọng phát triển văn hóa-xã hội, con người tạo bước chuyển biến về phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện có hiệu quả phương châm “Khởi sức dân, chăm lo cho dân”, để khơi dậy tinh thần đoàn kết nhân ái, chương trình “Xóa đói giảm nghèo” tặng nhà tình thương, tình nghĩa, nhà đại đoàn kết”, khám chữa bệnh cho người nghèo, xóa đói thông tin… Góp phần xây dựng văn hóa ở khu dân cư, thể hiện rõ bản chất văn hóa dân tộc Việt Nam. Đồng thời làm tốt nhiệm vụ đấu tranh chống tiêu cực chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. Thực hiện cơ chế đúng về chi tiêu kinh tế, hoàn chỉnh cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật, kiên quyết xử lý những sai phạm xảy ra trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ ở từng cấp và từng địa phương. Trước hết về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn luôn cũng cố, xây dựng cả hệ thống chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chú trọng hơn nữa giữa các ban xây dựng Đảng với các ngành hữu quan, làm tốt công tác kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng có trình độ chuyên sâu để kịp thời đáp ứng nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời kỳ hội nhập CNH-HĐH đất nước.
Bài và ảnh: Công Trình