** PV:***Là giảng viên giảng dạy lâu năm tại trường đại học Dược, trực tiếp đào tạo ra các thầy thuốc, ông có nhận xét gì về sự phát triển của ngành y dược Việt Nam hiện nay? *

** PGS- TS Nguyễn Huy Oánh:*** *Như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Khắp cả nước, một mạng lưới y tế dự phòng rộng khắp từ Trung ương tới thôn, bản đã được xây dựng, củng cố và hoạt động hiệu quả. Tất cả các xã/phường và 90% số thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động, trên 70% số xã có bác sĩ hoạt động, tỷ lệ xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế đạt khoảng 80%. Các cán bộ y tế đã thực sự trở thành những “chiến sĩ áo trắng” trên “mặt trận” phòng chống dịch bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe nhân dân”. Điều đó khẳng định ngành Y Dược Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể với trên 15000 dược sĩ đại học hoạt động trong ngành dược , một hệ thống các doanh nghiệp sản xuất và phân phối lưu thông thuốc bao gồm 113 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dược liên doanh sản xuất và phân phối thuốc, 48.499 cơ sở bán lẻ thuốc đã có mặt trên khắp đất nước, ngành dược cùng các dược sĩ đã cung ứng khá tốt nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh của nhân dân.

** PV: **Các thầy thuốc và cán bộ ngành Dược có vai trò gì trong sự phát triển đó?

** PGS- TS Nguyễn Huy Oánh:** Đội ngũ các thày thuốc Việt Nam đã có đóng góp to lớn vào thành tựu đó. Họ chính là những người tham gia thiết lập các hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương để phòng và chữa bệnh rất hiệu quả. Họ luôn tìm tòi, học hỏi để phát hiện ra các phương pháp chữa bệnh tiên tiến và phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhất và luôn lăn lộn bám sát địa bàn, không ngại gian khổ để giúp người bệnh vượt qua khó khăn, chữa khỏi bệnh tật. Nhờ vậy, đội ngũ thầy thuốc Việt Nam đã giúp ngành Y tế đạt được những kết quả vượt lên trên điều kiện khó khăn về kinh tế.

Các cán bộ ngành Dược đã đóng góp phần xứng đáng của mình. Với trên 15.000 dược sĩ đại học hoạt động trong ngành dược , một hệ thống các doanh nghiệp sản xuất và phân phối lưu thông thuốc bao gồm 113 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dược liên doanh sản xuất và phân phối thuốc, 48.499 cơ sở bán lẻ thuốc đã có mặt trên khắp đất nước, ngành dược cùng các dược sĩ đã cung ứng khá tốt nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh của nhân dân.

*** PV: ***Phụ nữ hiện đại tham gia vào các hoạt động xã hội và thành công khá nhiều Với các nữ thầy thuốc thì trong hoạt động chắm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân họ có đóng góp thế nào, thưa ông?

**PGS- TS Nguyễn Huy Oánh: **Trong công lao đóng góp của ngành dược vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, vai trò của các nữ dược sĩ đại học đặc biệt nổi bật. Nhiều người rất thành công trong nghề như DS- TS. Phạm Thị Việt Nga- người có nhiều công lao đưa Công ty CP Dược Hậu giang lên hàng những xí nghiệp sản xuất thuốc hàng đầu của Việt Nam, DS-Ths. Vũ thị Thuận của công ty CP Traphaco đưa tên tuổi công ty thành một thương hiệu lớn. Nhưng tôi rất ấn tượng với DS. Lê Thị Bình- tổng giám đốc công ty Dược phẩm Tâm Bình vì không những chị giỏi nghề, kết hợp tốt kinh nghiệm cổ truyền với khoa học hiện đại để sản xuất ra các mặt hàng có nguồn gốc thảo dược có tác dụng chữa bệnh hiệu quả cao mà lại còn biết dựa vào đội ngũ các nhà khoa học, những người thầy, người bạn của mình và các cơ sở khoa học trong ngành dược để tìm mặt hàng mới, nâng cấp chất lượng mặt hàng cũ. Nhờ vậy mà sản phẩm của công ty Tâm Bình đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Không những thế, chị còn giành một chi phí không nhỏ cho công tác từ thiện, giúp đỡ các bệnh nhân nghèo, các cháu học sinh vùng sâu vùng xa, coi công tác khám chữa bệnh nhân đạo là một mảng trong hoạt động của công ty- đó là điều rất đáng quý. Là những giáo viên trực tiếp đào tạo, chúng tôi rất tự hào với những lứa học sinh như thế. Hy vọng rằng những thế hệ dược sĩ sau này- đặc biệt là các nữ dược sĩ kế tiếp sẽ phát huy được để đóng góp thêm vào sự phát triển của ngành Dược Việt Nam.

***PV: ***Xin cám ơn ông!

Bùi Kim Xuyến