Bác sĩ kiểm tra bệnh nhi mắc bệnh đau mắt đỏ tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (T.P Hồ Chí Minh).
Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bệnh đau mắt đỏ lây lan qua đường nào?. Nhìn vào người đau mắt đỏ có lây không?.
Nhiều người lo lắng và cho rằng, nếu nhìn vào mắt người bệnh đau mắt đỏ sẽ lây. Điều này không đúng. Bác sĩ Nguyễn Đình Trung Chính - Bệnh viện Nhi đồng 2 (T.P Hồ Chí Minh) khẳng định: Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn vào mắt người bệnh. Có thể do bệnh này dễ lây lan và phát bệnh nhanh nên còn có người nghĩ rằng bệnh cũng lây khi nhìn mắt người bệnh.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia y tế, đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp và tiếp xúc với các dịch tiết của người bệnh, cụ thể như:
Sử dụng chung đồ dùng: Thông qua việc dùng chung các đồ vật, vật dụng với người đau mắt đỏ như: khăn mặt, chăn, gối, bát, đũa, cốc nước... đều chứa mầm bệnh, virus, vi khuẩn gây bệnh từ người đau mắt đỏ đã qua sử dụng nên khi dùng chung các đồ dùng này sẽ có khả năng lây đau mắt đỏ sang người bình thường.
Tiếp xúc gián tiếp với người đau mắt đỏ: Khi tiếp xúc gián tiếp với người đau mắt đỏ qua việc cầm, nắm, chạm vào những đồ vật nhiễm virus, vi khuẩn gây ra đau mắt đỏ như: tay nắm cửa, nút bấm thang máy, chìa khóa, điều khiển, đồ chơi... mà người bệnh từng chạm vào bám lên tay.
Thói quen đưa tay lên mắt: Khi có thói quen sờ tay lên mắt, dụi mắt, sờ tay lên mũi, ngậm tay vào miệng..., mầm bệnh gây đau mắt đỏ bám ở trên tay sẽ xâm nhập vào mắt nhanh chóng, khả năng gây bệnh đau mắt đỏ càng cao hơn.
Tiếp xúc với khoảng cách gần: Tại những nơi công cộng đông đúc, tập trung nhiều người như: bệnh viện, công viên, văn phòng làm việc, trường học, bến xe, chợ... đều là những nơi tiếp xúc với cự ly gần, có khả năng lây nhiễm đau mắt đỏ cao.Khi quan hệ tình dục cũng có khả năng lây đau mắt đỏ.
Sử dụng nguồn nước từ công cộng: Khi sử dụng nguồn nước từ công cộng như đi bơi, nguồn nước này được nhiều người cùng sử dụng. Do đó, nguy cơ đau mắt đỏ khả năng cao.
Minh Anh