
Điều này làm dấy lên nỗi lo âu của nhân dân, bên cạnh những nỗi lo khác về rau sạch, dư lượng hóa chất, hoa quả không rõ nguồn gốc... Hà Nội hiện chỉ có 20 chợ loại 1 trên tổng số 362 chợ. Ở các chợ loại 2, 3, thú y đều dán tem đảm bảo lên thịt bò, thịt lợn. Còn mặt hàng rau quả mới chỉ giám sát được ở những nơi đã đăng ký rau an toàn. Rau các nơi đưa vào chợ, rau trôi nổi đều chưa kiểm soát được. Được biết, Thủ đô mở rộng không chỉ làm chậm tiến độ quy hoạch vùng rau mà còn ảnh hưởng đến thành tích cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.Toàn TP mới có 52% cơ sở kinh doanh được cấp giấy, chủ yếu do quận, thành phố cấp.Trong khi Hà Nội cũ cấp được 78% thì Hà Tây cũ đạt tỷ lệ rất thấp, nên đã kéo tỷ lệ chung đi xuống, đều là do chưa đạt yêu cầu, hoặc thậm chí nếu đạt, doanh nghiệp, hộ gia đình cũng không mặn mà với việc làm hồ sơ xin giấy phép vì sợ lộ bí mật sản xuất. Trong khi đó,cán bộ chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm còn mỏng. Chi cục quản lý thực phẩm TP chỉ có 20 người. Tiếng là "3 nhà" (nông nghiệp, công thương, y tế) cùng quản nhưng thanh tra chuyên ngành chỉ có 4 người. Thành phố sẽ lập chi cục kiểm định chất lượng rau quả. **Phụ gia thành thuốc độc****
**Về thứ bột trắng mà nhiều tiểu thương dùng để bảo quản hàng tươi sống, TS. Nguyễn Xuân Lãng (Phòng Phân tích và môi trường - Phòng Thí nghiệm trọng điểm, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam) cho biết, đây có thể là một phụ gia có thành phần là Kalinitrat - chất giúp thịt động vật giữ màu hồng tươi, vài ngày ở nhiệt độ thường cũng không có mùi lạ. Lạp xường cũng có màu đỏ tươi và lâu hỏng nhờ chất này.
Tuy nhiên, Kalinitrat đồng thời là chất chuyên dùng trong sản xuất phân bón, rất độc với người và có khả năng gây ung thư nếu ăn thường xuyên.
Kalinitrat chỉ là một trong nhiều hoá chất công nghiệp được vô tình hoặc cố ý sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm, do rẻ hơn hàng trăm lần so với phụ gia thực phẩm cùng tính chất, giúp giảm đáng kể giá thành sản phẩm.
Vì vậy, thị trường nước ta lưu hành song song những phụ gia có tính chất tương tự chất phụ gia trong danh mục được Bộ Y tế cho phép, nhưng bị cấm sử dụng cho thực phẩm, do ảnh hưởng sức khoẻ, thậm chí kịch độc với người dùng. Để kẹo giòn lâu sau khi mở bao bì, người sản xuất thiếu hiểu biết có thể trộn một lượng nhỏ bột Cacbonnat canxi (bột đá vôi dùng trong công nghiệp). Để làm dấm ăn, có thể dùng nguyên liệu "phụ" có tên Axit acetic, tuy nhiên khó ai mà biết nhà sản xuất dùng loại nào: phụ gia thực phẩm hay chất dùng trong công nghiệp, chứa hàm lượng kim loại nặng lớn, thường được sử dụng để chế biến cao su.
Giò chả để ngon, giòn hơn, đã có hàn the; mứt, bún, phở đẹp và lâu hỏng nhờ formon và các chất tẩy trắng.
Người ăn cũng nên nghi ngại cả bánh chưng để ngoài trời nồm vài hôm mà không hỏng, và có màu xanh tươi mướt mắt không loại lá dong nào có thể mang lại.
Để bảo vệ sức khoẻ và mạng sống của người tiêu dùng, phải chặn ngay từ đầu nguồn các chất nguy hiểm đội lốt phụ gia thực phẩm, khi chúng còn là đơn chất (dễ phân tích), không đợi đến khi phải phát hiện chúng trong 1 hợp chất (sản phẩm tiêu dùng), thường rất khó khăn. Xiết chặt nguồn nhập phụ gia thực phẩm, kiểm soát chặt các loại phụ gia bày bán trên thị trường.
Về phía người tiêu dùng, nên mua và sử dụng hàng hóa của những nhà sản xuất lớn đã có uy tín, thương hiệu (những cơ sở này thường bắt buộc dùng nguyên liệu chuẩn và kiểm định thường xuyên chất lượng hàng hóa). Thịt nên mua tại siêu thị, nơi có hệ thống làm lạnh bảo đảm. Tránh tham rẻ, mua hàng của những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa có tên tuổi, thịt bán rong, bán lẻ không nguồn gốc. Tránh dùng bánh mứt kẹo, thực phẩm có màu đẹp sặc sỡ hơn bình thường, thực phẩm hạn sử dụng quá dài (bởi hạn càng dài lượng chất bảo quản có trong đó càng lớn). Hạn chế ăn thực phẩm có dùng chất làm đặc, làm sánh lại. Nhất là Tết nguyên đán gần đến mỗi người dân chúng ta cần quân tâm đến vấn đề sức khỏe và về sinh an toàn thực phẩm cho riêng chính bản thân mình và gia đình mình.
xml:namespace??
xml:namespace??xml:namespace??
xml:namespace??
Hải Anh