Sau ngày chồng lên đường chiến đấu, chị Việt được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân 2 khóa liền (khóa thứ nhất chị đảm trách Phó chủ tịch, khóa thứ 2 chị được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã). Chị nghĩ bà con đã tin mình bầu ra lo việc dân thì phải cố gắng. Chị đề xuất với lãnh đạo nhanh chóng thực hiện chủ trương chuyển đổi cấy trồng đơn thuần sang đa canh tác trên đồng đất quê nhà ( lúa xen rau, rau kết hợp nuôi cá) tạo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ các lực lượng chiến đấu cũng như các đơn vị công nghiệp đóng trên địa bàn. Thực hiện chủ trương này, xã của chị thường dẫn đầu phong trào “ thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” chi viện cho tiền tuyến. Ngoài lúc làm việc xã về nhà, có những tối chị xách đèn chai ra đồng cấy lúa chăm sóc 2 sào ruộng rồi nhận làm thêm ít đất “phần trăm” xây dựng cuộc sống gia đình, nuôi bố mẹ và con nhỏ.

Chồng hy sinh cũng là lúc chị Việt kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 đại biểu hội đồng nhân dân xã. Biết được hoàn cảnh khó khăn riêng của gia đình, lãnh đạo đã dành cho chị một công việc ổn định hơn là giao cho chị phị trách một cửa hàng hợp tác xã mua bán của xã. Làm việc này , chị lại xây dựng cửa hàng của mình trở thành lá cờ đầu các cửa hàng hợp tác xã mua bán trong thị xã. Xóa bỏ bao cấp, chị vào làm việc ở một bệnh viện những mong có đồng lương chăm sóc bố mẹ và nuôi con khôn lớn cho đến ngày chị được về hưu.

Trở về cuộc sống đời thường, chị Việt tiếp tục tham gia công tác xã hội phục vụ phong trào ở địa phương như cán bộ lãnh đạo các tổ chức cựu chiến binh, người cao tuổi, chữ thập đỏ và phụ nữ ở khu phố. Khi khó khăn cũng như lúc thuận lợi, chị đều nỗ lực phấn đấu lo tròn công việc được giao. Năm nào gia đình của người vợ liệt sỹ ấy cũng được địa phương phong tặng danh hiệu vẻ vang “Gia đình cách mạng gương mẫu”.

Công tác Hội