Kiểm soát dịch COVID-19 trong cộng đồng.  

Ngày 4/9, Việt Nam ghi nhận 9.521 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, trong ngày có 347 ca tử vong.

Tính từ 17 giờ ngày 3/9 đến 17 giờ ngày 4/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.521 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (4.104 ca), Bình Dương (2.485 ca), Đồng Nai (992 ca), Long An (544 ca), Tiền Giang (148 ca), Tây Ninh (137 ca), Kiên Giang (125 ca), Đồng Tháp (120 ca), Quảng Bình (110 ca), Bình Thuận (99 ca), Cần Thơ (76 ca), Đắk Lắk (73 ca), Bình Phước (62 ca), Hà Nội (52 ca), Khánh Hòa (51 ca), Đà Nẵng (47 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (39 ca), An Giang (35 ca), Nghệ An (32 ca), Phú Yên (29 ca), Quảng Ngãi (23 ca), Thừa Thiên Huế (22 ca), Sóc Trăng (21 ca), Bạc Liêu (15 ca), Trà Vinh (14 ca), Gia Lai (12 ca), Sơn La (9 ca), Thanh Hóa (8 ca), Bình Định (7 ca), Vĩnh Long (7 ca), Cà Mau (6 ca), Lâm Đồng (5 ca), Ninh Thuận (3 ca), Bắc Ninh (3 ca), Bến Tre (2 ca), Hà Tĩnh (1 ca), Thái Bình (1 ca), Lạng Sơn (1 ca), Đắk Nông (1 ca). Trong đó có 4.734 ca trong cộng đồng.

Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 5.373 ca. Tại TP Hồ Chí Minh giảm 4.395 ca, Bình Dương giảm 1.191 ca, Đồng Nai tăng 6 ca, Long An giảm 20 ca, Tiền Giang giảm 6 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 511.170 ca nhiễm, đứng thứ 52/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 160/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.199 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), Việt Nam có số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 506.912 ca, trong đó có 279.742 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương.

Có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (245.188 ca), Bình Dương (128.893 ca), Đồng Nai (27.306 ca), Long An (24.329 ca), Tiền Giang (10.438 ca).

Trong ngày 4/9, cả nước có số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 11.848 ca.

Đến nay, tổng số ca được điều trị khỏi là 282.516 ca.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.572 ca.

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên hệ thống ghi nhận 347 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (256 ca), Bình Dương (45 ca), Long An (9 ca), Đồng Tháp (6 ca ), Đồng Nai (ngày 3- 4/9 có 5 ca), Khánh Hòa (5 ca), Tiền Giang (5 ca), Cần Thơ (4 ca), Đà Nẵng (4 ca), Đắk Lắk (2 ca), Hà Nội (1 ca), Bình Phước (1 ca), Cà Mau (1 ca), Nghệ An (1 ca), Quảng Nam (1 ca), Vĩnh Long (1 ca).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.793 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Trong ngày 3/9, cả nước có 210.119 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 21.046.279 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.998.754 liều, tiêm mũi 2 là 3.047.525 liều.

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 4239/QĐ-BYT ngày 4/9/2021 về việc tiếp nhận và phân bổ 1.405.000 test nhanh kháng nguyên phát hiện virus SARS-CoV-2 của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc mua thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc đàm phán giá.

Bộ Y tế gửi công điện tới UBND tỉnh Nam Định về việc điều tra, xử lý ổ dịch COVID-19 tại xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản về việc chăm sóc và quản lý người F0 trên địa bàn. Các trạm Y tế phường, xã, thị trấn, trạm y tế lưu động phải quản lý danh sách người F0 trên địa bàn bằng cách, khi có kết quả xét nghiệm test nhanh hoặc RT-PCR phải khẩn trương gửi ngay danh sách F0 mới phát hiện về các Trạm Y tế hoặc Trạm Y tê lưu động để triển khai công tác chăm sóc.

Tạ Nguyên