Bà Meave Leakey, một nhà cổ sinh vật học của Viện Turkana tại Kenya, cùng các đồng nghiệp phát hiện các hóa thạch xương mặt và xương hàm của người gần vùng Koobi Fora ở miền bắc Kenya vào năm 2007 và 2009. Chúng nằm tại một nơi có bán kính hơn 10 km từ vị trí của hộp sọ KNM-ER 1470. Những mảnh xương mặt thuộc về một người, còn những mẩu xương hàm thuộc về một người khác. Niên đại của chúng vào khoảng 1,78 tới 1,95 triệu năm. Kết quả phân tích cho thấy chúng thuộc một chủng người mới. Homo floresiensis, tên của chủng người này, thấp hơn nhiều so với người hiện đại.

Loài người bắt đầu tiến hóa ở châu Phi từ khoảng 2,5 triệu năm trước. Giới khảo cổ tính toán được khoảng thời gian này nhờ những công cụ đá đầu tiên mà họ phát hiện. Người hiện đại, Homo sapien, là chủng người duy nhất sống tới ngày nay. Song trên thực tế một số chủng người khác từng xuất hiện rồi biến mất trên địa cầu.

Trong suốt nửa đầu thế kỷ trước, phần lớn chúng ta tin rằng tổ tiên trực tiếp của người hiện đại là chủng Homo erectus - những người có hộp sọ nhỏ, lông mày đậm, dáng đi thẳng và xuất hiện cách đây chừng 1,8 triệu năm.

Nhưng hơn 50 năm trước, các nhà khoa học phát hiện một chủng người cổ xưa hơn tại hẻm núi Olduvai tại Tanzania. Chủng người này, được gọi là Homo Habilis, có bộ não nhỏ hơn và bộ xương giống động vật linh trưởng hơn so với người hiện đại.

Thế rồi vào năm 1972, các nhà khảo cổ phát hiện một hộp sọ người ở miền bắc Kenya. Chủ nhân của hộp sọ, mang tên KNM-ER 1470, là một người có não lớn hơn và mặt phẳng hơn so với chủng người được tìm thấy tại Tanzania*.* Vì thế một số nhà nghiên cứu tuyên bố đó là một chủng người riêng biệt. Họ gọi nó là Homo rudolfensis. Từ thập niên 70 tới nay, giới nhân chủng học vẫn tranh cãi về chủng này, bởi nhiều người không coi họ là một chủng người riêng biệt.

Nếu Homo rudolfensis không được coi là một chủng người riêng biệt thì ít nhất hai chủng người từng tồn tại cùng tổ tiên của người hiện đại ở phía bắc Kenya.

Quỳnh Anh (TH)