Gia đình anh Lữ Văn Chiến ở bản Xam, xã Tri Lễ chăm sóc vườn chanh leo
Với 30 triệu đồng vay của Ngân hàng CSXH huyện Quế Phong, anh Vi Văn Sơn ở bản Yên Sơn, xã Tri Lễ cũng trồng chanh leo trên giàn, nhưng kết hợp với trồng gừng, nuôi gà phía dưới, năm qua thu lãi 45 triệu đồng. Anh Sơn chia sẻ: “Với cách làm này, thu nhập cao gấp năm, sáu lần so với trồng ngô, lúa”.Anh Vi Văn Sơn chăm sóc chanh leo
Đây là hai trong số rất nhiều ví dụ về tính hiệu quả sự vào cuộc của các cấp, các ngành ở huyện biên giới Quế Phong nhằm giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Năm 2010, huyện chủ trương đưa cây chanh leo về trồng thí điểm ở xã Trí Lễ. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu; tuyển chọn giống chanh leo cho năng suất, hiệu quả cao; phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trồng chanh leo; hỗ trợ giống cây, phân bón... Ngân hàng CSXH tăng cường vừa bổ sung nguồn vốn cho người dân vay thuận lợi.
Cây chanh leo đã trở thành cây chủ lực không chỉ giúp bà con có việc làm, thu nhập ổn định mà còn vươn lên khá giả. Nếu như năm 2010, Tri Lễ vẫn còn 75% hộ gia đình thuộc hộ nghèo thì nay giảm xuống còn 53,5%. Đảng bộ xã Tri Lễ đã đưa vào nghị quyết phấn đấu đến năm 2020, toàn xã sẽ có 350 ha trồng cây chanh leo.
Mô hình hỗ trợ, tư vấn, cho vay vốn và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây chanh leo đã được nhân rộng từ xã Tri Lễ sang các xã lân cận như Nậm Nhoóng, Nậm Giải, Châu Thôn và Hạnh Dịch. Nhờ đó, đời sống đồng bào các DTTS rẻo cao Quế Phong được cải thiện rõ; mỗi năm huyện giảm bình quân từ 4 đến 5% số hộ nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở huyện 30 A này xuống còn khoảng hơn 40%.Minh Anh