Dự hội thảo có các đồng chí Phó chủ tịch Hội CCB Việt Nam Phạm Hữu Bồng, Đỗ Công Mùi; GS.TS. Nguyễn Đình Hường, nguyên Viện trưởng Viện Lao và Bệnh phổi; TS.BS. Nguyễn Viết Nhung, Phó giám đốc Bệnh viện phổi T.Ư, Phó ban chỉ đạo Chương trình phòng chống lao quốc gia. ![](/Pictures/ANH2012/thang8/16den31/hoi thao phong chong lao (3).JPG) **Đồng chí Phạm Hữu Bồng **

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Phạm Hữu Bồng nhấn mạnh: Hiện nay, Việt Nam đang là nước đứng thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất trên thế giới và xếp thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu. Vì thế, nếu chỉ riêng ngành y tếvới các chương trình phòng chống lao quốc gia thì sẽ không thể thực hiện được mục tiêu ngăn chặn và thanh toán được bệnh lao trong cộng đồng vào năm 2030. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu các cấp uỷ đảng và chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt cùng với sự vào cuộc của tất cả các tổ chức và mọi người dân. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền trong phòng chống lao cũng được đặt ra đối với lực lượng CCB trên khắp mọi miền đất nước. Đó chính là việc nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh lao và cách phòng tránh; tránh kỳ thị với bệnh nhân lao để người bị bệnh lao không giấu bệnh đến khám tại các cơ sở y tế; nâng cao nhận thức của các cấp các ngành… ![](/Pictures/ANH2012/thang8/16den31/hoi thao phong chong lao (1).JPG) TS.BS. Nguyễn Viết Nhung TS.BS. Nguyễn Viết Nhung khẳng định cần đẩy mạnh công tác phòng mà yếu tố quan trọng nhất vẫn là phải làm thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh lao để bản thân họ chủ động hơn trong việc phát hiện, phòng chống bệnh lao cho chính mình mà mọi người trong cộng đồng. Đồng thời phải kết hợp tốt công tác phòng chống lao với các công tác khác, như: phòng chống hút thuốc lá, phòng chống lây lan HIV/AIDS, cải thiện môi trường sống... Bệnh lao trên người nhiễm HIV có chiều hướng gia tăng. Kinh phí công tác phòng chống lao hiện nay chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá kéo theo sự ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí cùng với nhà ở chật hẹp, thiếu ánh sáng và sự lưu thông không khí hạn chế là cơ hội cho sự tồn tại và lan truyền trực khuẩn lao trong cộng đồng... ![](/Pictures/ANH2012/thang8/16den31/hoi thao phong chong lao (2).JPG) Bên cạnh các chính sách ưu tiên vùng sâu, vùng xa, cần có cơ chế hỗ trợ về tài chính để thu hút nhân lực cho hệ thống chống lao vùng sâu vùng xa, hỗ trợ kinh phí theo khu vực mà không theo số phát hiện, hỗ trợ kinh phí cho bệnh nhân lao nghèo trong thời gian điều trị, hỗ trợ kinh phí phát hiện chủ động định kỳ tại các vùng quá khó khăn, hỗ trợ phương tiện đi lại cho cán bộ tuyến huyện...

Đồng chí cho biết để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống lao, ngành y tế cần phối hợp tích cực với các đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội, xã hội hơn nữa để toàn dân cùng tham gia.

HỒ HƯƠNG