Từ trước tới nay, chính sách nông nghiệp chung của khối này đều cho thấy một sự nỗ lực hết mình nhằm trợ cấp xuất khẩu hàng hóa sang các nước bên ngoài EU. Ban đầu, nhờ những chính sách như vậy, người dân Nga biết được hương vị của các sản phẩm từ châu Âu. Tuy nhiên, sau đó thị trường Nga lại trở thành “chỗ dựa” khiếncác nhà sản xuất châu Âu bị lệ thuộc. Nga hiện là nước tiêu thụ thực phẩm củaEU lớn thứ hai sau Mỹ, hàng năm chiếm khoảng 15,8 tỷ USD.

Cácnhà đầu tư EU đã bỏ vốn rất nhiều ở Nga và coi nước này là nơi viết nên câuchuyện phát triển hàng hóa chính của họ. Trong khi các quan chức EU thắt chặt các con số để đánh giá tác động cấm vận của Nga lên lĩnh vực thực phẩm châu Âu,có thể mường tượng ra cảnh các giám đốc điều hành của những công ty lớn nhất khu vực “nháo nhào” đi tìm một thị trường thay thế bù đắp lại tổn thất từ thị trường Nga.

Thêm nữa, chính sách nông nghiệp của châu Âu cũng có thể khiến các thành viên càng thêm tổn thất nếu lệnh cấm của Nga tiếp tục có hiệu lực trong thời hạn một năm hoặc thậm chí lâu hơn bởi những trừng phạt này gây ra sự dư thừa thực phẩm. EU có thể phải rơi vào tình huống buộc phải mua lại cổ phiếu nhằm giúp cho nông dân của họ ổn định việc sản xuất. EU dự kiến sẽ kêu gọi Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) yêu cầu Nga dỡ bỏ lệnh cấm vận nhập khẩu hàng nông sản. Theo họ, lệnh cấm trên là “vô trách nhiệm” vì sẽ gây thiệt hại hàng tỷ euro cho châu Âu cũng như người tiêu dùng Nga, đồng thời làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây vốn đang xấu đi do cuộc khủng hoảng U-crai-na.

Ướctính, các nhà sản xuất nông sản và thực phẩm châu Âu có thể sẽ thiệt hại tới 12tỷ euro do lệnh cấm trên. Châu Âu ít nhiều sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung, giảm nguồn thu ngân sách và thất nghiệp. Nhiều nhà sản xuất,cơ quan nông nghiệp ở Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan lên tiếng lo ngại về các thiệt hại do biện pháp trả đũa của Nga. Một số quốc gia, trong đó có Ba Lan, cũng yêucầu EU bồi thường cho thiệt hại từ việc châu Âu trừng phạt Nga.

Rõ ràng, trên thực tế, chưa rõ Nga hay phương Tây sẽ thua thiệt hơn khi cấm vận tiếp nối cấm vận nhưng chắc chắn các lệnh trừng phạt, dù do bên nào áp đặt,nhiều khả năng lại là "gậy ông đập lưng ông".

Có thể thấy, bằng cách “đánh” vào ngành nông nghiệp của EU, Nga mới chỉ thực hiện đáp trả, có thể sau này còn bao gồm cả những biện pháp gây tác hại đến một loạt các ngành công nghiệp khác. Những biệnpháp này được lên kế hoạch để tấn công từng nước thành viên EU khác nhau theonhững cách khác nhau. Lệnh cấm của Nga chỉ áp dụng đối với các sản phẩm mà Ngacó thể sản xuất trong nước hoặc ít phụ thuộc hơn cả. Cụ thể nhập khẩu các nhómhàng bị áp lệnh cấm chỉ bằng 10% sản lượng các nhóm hàng này tại Nga.Mát-xcơ-va có thể bù đắp sự thiếu hụt các mặt hàng cấm nhập này bằng cách giatăng nhập khẩu từ các nước không có tên trong danh sách cấm, chẳng hạn như muathịt của Bra-xin và pho mát từ Niu Di-lân. Năm 2013, Nga đã chi 25,2 tỷ USD đểnhập khẩu các mặt hàng có trong danh sách cấm nhập trên, trong đó gần 1/3 lànhập từ các nước chịu ảnh hưởng của lệnh cấm này.

Ngatin rằng các nhà sản xuất nội địa và các nhà cung cấp từ Bra-xin, Ác-hen-ti-na,Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, các nước láng giềng trong Cộng đồng các quốc gia độclập (SNG) sẽ có đủ khả năng lấp đầy khoảng trống nói trên. Ngoài ra, Bộ Thươngmại Nga cũng đã làm việc với hơn 40 nhà xuất khẩu từ các nước Mỹ La-tinh đềnghị sớm tham gia thị trường Nga.

Việctìm kiếm thị trường mới của Nga dự kiến cũng là một cơ hội tốt cho các quốc giakhác, trong đó có Việt Nam, khi Nga và Việt Nam đang trong mối quan hệ đối tácchiến lược toàn diện, kim ngạch thương mại song phương có bước phát triển tíchcực. Nga cũng đang tìm kiếm những cơ hội tăng cường hợp tác và gia tăng ảnhhưởng với khu vực Đông Nam Á nói chung.

Nhưvậy, việc EU áp đặt các lệnh trừng phạt và hành động đáp trả của Nga có thể mở ra cơ hội hợp tác đầy triển vọng giữa các nền kinh tế này và những đối tác mới trong tương lai.

ThanhLâm