Hiện trường một vụ đánh bom ở Sri Lanka ngày 21-4.
Sri Lanka, một quốc đảo ở Nam Á, đang gắng sức xây dựng lại đất nước suốt 10 năm qua sau cuộc nội chiến kéo dài 26 năm giờ lại phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của khủng bố. Nhiều nghi phạm đã bị bắt và nhiều bằng chứng của khủng bố đã được phanh phui, nhưng câu hỏi vì sao bất ngờ lại có các vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở quốc gia này vẫn còn bỏ ngỏ.
Ngày 21-4, đúng vào ngày lễ Phục sinh của người theo Thiên chúa giáo, 8 vụ đánh bom liên tiếp ở thủ đô Colombo và một số khu vực khác đã khiến hơn 300 người thiệt mạng và gần 500 người bị thương. Sau vụ việc, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xung (IS) đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công này và cảnh sát Sri Lanka cũng đã bắt giữ những nghi phạm liên quan và khám phá ra các manh mối của một mạng lưới khủng bố trong nước nhưng nguy cơ bị tiếp tục tấn công khủng bố ở nước này rất cao.
Mầm mống của các vụ khủng bố ở Sri Lanka đến từ đâu? Có lập luận cho rằng các vụ tấn công nhằm vào du khách phương Tây và các nhà thờ Thiên chúa giáo xuất phát từ mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc. Lập luận trên cũng có cơ sở bởi người theo Thiên chúa giáo ở Sri Lanka chiếm chưa đầy 10% trong tổng số 21 triệu dân ở quốc gia này. Trong khi đó, các vụ đánh bom khủng bố ở Sri Lanka lại xảy ra sau vụ tấn công nhằm vào hai nhà thờ Hồi giáo ở T.P Christchurch (New Zealand), ngày 15-3, nên có quan điểm cho rằng các vụ đánh bom khủng bố ở Sri Lanka là để trả đũa cho vụ tấn công ở T.P Christchurch.
Dù lập luận thế nào thì các vụ tấn công ở Sri Lanka đều nhằm vào cùng một mục tiêu là các nhà thờ Thiên chúa giáo và người theo đạo này. Đây là một thực tế nguy hiểm vì nó sẽ không chỉ khơi lên hận thù ở Sri Lanka mà còn có thể bùng phát ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Mầm mống khủng bố bắt nguồn từ mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc cần phải được triệt tiêu càng sớm càng tốt. Ngày 5-5, Bộ Nội vụ Sri Lanka đã trục xuất hơn 600 công dân nước ngoài, trong đó có 200 giáo sĩ Hồi giáo. Cảnh sát nước này cho biết trong quá trình rà soát hệ thống cấp thị thực nhằm siết chặt an ninh sau các vụ tấn công nói trên, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp công dân các nước như Bangladesh, Ấn Độ, Maldives và Pakistan hiện cư trú tại Sri Lanka với thị thực đã hết hạn. Theo Bộ trưởng Vajira Abeywardena, 200 giáo sĩ Hồi giáo bị trục xuất nói trên nhập cảnh Sri Lanka hợp pháp, song thị thực đều đã quá hạn. Cùng với những nỗ lực này, Sri Lanka cũng cấm các nền tảng truyền thông xã hội nhằm hạn chế tối đa tin đồn thất thiệt làm rối loạn xã hội hay các công cụ truyền thông của khủng bố.
Tuy vậy, đó chỉ là những biện pháp trước mắt và chưa thể bảo đảm đã loại trừ được khủng bố ở đảo quốc này. Các cuộc điều tra cho thấy khủng bố ở Sri Lanka có liên hệ với các đầu mối ở Ấn Độ và qua lời khai của những nghi phạm bị bắt, cảnh sát Sri Lanka đã khám phá ra những cơ sở huấn luyện khủng bố ngay ở Sri Lanka. Chân rết của khủng bố còn bao nhiêu vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Mọi tôn giáo đều hướng con người tới cái thiện, đến hòa bình và lòng vị tha. Nhưng nếu mâu thuẫn giữa các tôn giáo bị đẩy lên thành đối đầu, trả đũa thì đó sẽ là mảnh đất màu mỡ để khủng bố lợi dụng. Mầm mống khủng bố xuất phát từ mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc cần sớm bị tiêu diệt.
Sự tôn trọng các lãnh đạo Nam Sudan bằng cách quỳ gối hôn chân của Giáo hoàng Francis có thể hiểu ông tôn trọng chính nỗ lực của họ trong việc vượt qua mâu thuẫn để kiến tạo hòa bình. Suy một cách rộng hơn, mong mỏi hòa bình là ước nguyện của mọi người dân trên thế giới dù họ có phải chịu hy sinh, thiệt thòi để có được điều đó.
Vậy nhưng, ngay ở quốc gia Sudan láng giềng nơi Nam Sudan mới tách ra, tình hình lại trở nên rất căng thẳng. Các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra từ cuối năm 2018, khi người dân phản đối tình trạng giá lương thực tăng mạnh, bất bình với những chính sách kinh tế yếu kém của chính quyền khiến đời sống của người dân khó khăn hơn. Sau khi bắt giữ Tổng thống Omar al-Bashir (người đã ký đồng ý cho Nam Sudan tách ra sau cuộc trưng cầu dân ý), quân đội Sudan đã lập Hội đồng Quân sự chuyển tiếp nhằm điều hành đất nước trong thời gian 2 năm. Hội đồng chuyển tiếp cũng đã cam kết thành lập một chính phủ dân sự nhưng tình hình đang trở nên mất kiểm soát.
Xung đột, chiến tranh vẫn liên miên. Còn cần bao nhiêu nụ hôn nữa của Giáo hoàng để cùng xây dựng hòa bình?
Ngọc Hưng