Theo số liệu (3/2011) vùng Dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) của tỉnh Khánh Hòa gồm 49 xã, thị trấn, có 51.742 hộ với 225.033 nhân khẩu, trong đó DTTS có 12.576 hộ (chiếm 24,31% tổng số hộ trong vùng); toàn tỉnh gồm 32 dân tộc, đông nhất DTTS là người dân tộc Raglai là 45.915 người, chiếm 76,30% dân tộc thiểu số của tỉnh. Hội CCB tỉnh có 14. 957 hội viên, trong đó có 1.246 hội viên CCB là người DTTS, chiếm 8,33% tổng số hội viên CCB.

Khánh Hòa đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp tạo điều kiện cho đồng bào miền núi phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; 100% xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã và trạm y tế; 95% số hộ miền núi có điện lưới quốc gia. Đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức của đồng bào DTTS&MN ngày một nâng lên. Tính đến tháng 12/2012 hộ nghèo dân tộc thiểu số là 6.131 hộ chiếm 37,53% tổng số hộ nghèo trong tỉnh. Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V đã thông qua Nghị quyết tại kỳ họp thứ 3, theo đó, sẽ đầu tư trên 540 tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội địa bàn miền núi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

Tính đến năm 2012, số hộ là CCB nghèo có 289 hộ, chiếm tỷ lệ 1,99%/tổng số hộ CCB, trong đó hộ nghèo CCB ở địa bàn miền núi là 235 hộ chiếm 81,31%/tổng số hộ nghèo của Tỉnh hội, nhà dột nát còn 13 nhà (trong đó miền núi còn 8 nhà); kế hoạch giảm nghèo của Hội đến năm 2015 là cơ bản xóa hết hộ nghèo, hoàn thành xóa nhà dột nát, phấn đấu số hộ CCB có mức sống khá, giàu tăng lên trên 63%/tổng số hộ.

Đối với phong trào hội viên CCB sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD), hàng năm có trên 4000 hội viên đăng ký CCB SXKD giỏi các cấp, đến nay có 2.198 hội viên CCB đạt danh hiệu XSKD giỏi các cấp (trong đó ở địa bàn miền núi có 426 hội viên). Hội viên CCB SXKD giỏi đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương vùng miền núi phát triển, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, hình thành vùng sản xuất chuyên canh, các mô hình kinh tế nông nghiệp giải quyết việc làm tại chỗ, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn như vùng chuyên canh cây Sầu riêng, mía tím, mía đường, cafê, nuôi nhím, heo rừng lai…ở huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, các xã miền núi thị xã Ninh Hòa, huyện Cam Lâm, Diên Khánh và TP. Cam Ranh mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Một số trang trại đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình như Sầu riêng ở huyện Khánh Sơn và hình thành một số mô hình Tổ liên kết SXKD trồng trọt, chăn nuôi như: Chi Hội 6, Hội CCB thị trấn Tô Hạp, Chi hội thôn Du oai Hội CCB xã Sơn Lâm, Huyện hội Khánh Sơn; các Chi hội của xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa đã làm tốt công tác xóa nghèo, nâng cao đời sống hội viên CCB. Trồng cây lập vườn có 950 hộ, trồng được 1.215 ha cây công nghiệp và cây ăn quả; chăn nuôi có 856 hộ đầu tư nuôi bò, dê, lợn trên 1500 con, các loại gia xúc là 9500 con, gia cầm các loại 42 nghìn con; Nuôi trồng thủy sản có 195 hộ với diện tích trên 25 ha. Ngoài ra, các HV còn thực hiện vay vốn ủy thác từ Ngân hàng chính sách-XH, với tổng số vốn 15,9 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Cùng địa phương tham gia sửa chữa và nâng cấp 235,4km đường giao thông nông thôn; đóng góp tiền của, công sức xây dựng và sửa chữa 15 cây cầu nông thôn; nạo vét 93,7 km kênh mương nội đồng…

Tại Hội nghị, có 15 tập thể và hàng chục CCB tiêu biểu trong phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được biểu dương, đây thực sự là những hạt nhân tiêu biểu, CCB gương mẫu, đi đầu trong phong trào xóa nghèo và vươn lên làm giầu chính đáng trong thời kỳ mới.

Trần Công Thi