Hôm ấy, từ đảo Sinh Tồn Đông con tàu HQ 996 của Vùng D Hải về đuôi tàu. Trên mặt nước xanh thẫm và phẳng lặng, những con cá chuồn bay thia lia như báo hiệu một điều gì. Nghe nói cứ mỗi lần tới đây, thì có một đám mây hiện ra che mát cho tàu. Nay không có mây mà lại là đàn hải âu cánh trắng bay quấn quýt bên nhau. Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, Phó chính ủy Quân chủng Hải quân bước lên đọc diễn văn bằng chất giọng Hà Tĩnh nhỏ nhẹ mà tha thiết: “Kính thưa các hương hồn… Hôm nay, mây trời màu trắng, mặt biển trắng nắng tháng tư, trong lòng chúng tôi cũng trắng khăn tang tưởng nhớ về các đồng chí đang yên nghỉ dưới biển sâu…” Bỗng ai đó nấc lên, rồi những tiếng sụt sịt, Chuẩn đô đốc cũng dừng lại, lấy khăn tay chấm lên khóe mắt…quân đưa đoàn công tác chúng tôi xuôi về phía Nam, đến vùng biển của các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thì dừng lại rồi chầm chậm thả neo. Tôi nhìn lên chiếc đồng hồ trong ca bin có tọa độ đang ở 9 độ 46 phút vĩ bắc và 114 độ 26 phút kinh đông. Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 cũng bắt đầu. Gần 200 người trang phục chỉnh tề, xếp thành 5 hàng ngang trước vòng hoa có hình cờ Tổ quốc với dải băng mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ” và hai dây hoa dài màu trắng thi thoảng lại lóa lên trong nắng. Trên bàn thờ có đủ xôi đỗ, thịt luộc, hoa tươi với nải chuối chín cùng những quả xoài, cam vàng tươi. Mùi hương trầm ngào ngạt. Các anh chị trong Ban Phụ nữ, Ban Thanh niên quân đội còn đặt lên những cuốn vở, chiếc bút bi, gương lược gửi cho liệt sĩ để các anh chải tóc, gội đầu, viết thư cho người yêu.

Trời vẫn xanh, mây vẫn trắng, nhưng lúc này sóng yên ả đến lạ thường khiến một đàn chim hải âu bỗng lượn “Thưa các anh, nay Trường Sa đã phát triển vững chắc và toàn diện hơn nhiều. Dẫu chưa bình yên trước những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, song chúng tôi xin nguyện tiếp bước các anh, giữ vững chủ quyền biển đảo thân yêu, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định của biển Đông…”. Phút mặc niệm bắt đầu. Giai điệu “Hồn tử sĩ” cất lên bi ai giữa trùng dương mênh mông. Con tàu như rùng mình tu lên ba hồi còi dài thống thiết…

22 năm trước, ngày 14-3-1988, ba con tàu HQ 505, HQ 604 và HQ 605 thuộc Đoàn M25, cán bộ chiến sĩ Đoàn M46 và đơn vị công binh T3 đang làm nhiệm vụ trên các đảo Cô Lin, Gạc Ma thì nhiều tàu chiến đấu nuớc ngoài kéo đến khiêu khích hòng buộc bộ đội ta phải rời khỏi đảo. Thấy không thể đe dọa, uy hiếp được các anh, chúng dùng xuồng đổ bộ vào đảo Gạc Ma, rồi giương lê dàn hàng ngang xông về phía lá cờ Tổ quốc. Hơn 60 cán bộ, chiến sĩ hải quân ta, phần nhiều ở độ tuổi 20 đã chiến đấu dũng cảm, ngoan cường rồi vĩnh viễn nằm lại với biển khơi. Trong số này có Thiếu úy, Anh hùng Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma với lời hô bất tử: “Không được lùi bước, phải để cho máu mình tô thắm lá cờ của Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”. Ngã xuống khi ấy vừa tròn 23 tuổi, anh không biết giọt máu của mình để lại, cháu Trần Thị Thủy, nay là cán bộ của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.

Tiếp những năm sau đó, nhiều trận bão ác liệt làm đổ một số nhà giàn. Trong những giây phút hiểm nghèo, cán bộ chiến sĩ hải quân đã nhường nhau miếng lương khô, ngụm nước, chiếc phao cứu sinh cuối cùng, nhường nhau sự sống như Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng, Phó chỉ huy về chính trị nhà giàn DK1-3 hy sinh trong cơn bão cuối mùa ngày 5-12-1990. Trong cơn bão số 8 năm 1999, Đại úy Vũ Quang Chương, Chỉ huy trưởng nhà giàn 2A/DK1/ 8 Phúc Nguyên bình tình chỉ huy bộ đội xuống tàu an toàn, còn mình cùng Nguyễn Văn An ở lại thu hủy tài liệu, sau đó cuốn cờ Tổ quốc vào người rồi hô “vĩnh biệt đất liền”. Các liệt sĩ Chuẩn úy Lê Đức Hồng, Thượng úy Phạm Tảo, Đại úy Nguyễn Văn Tư, Trung úy Lê Tiến Cường, Thượng úy Ngô Sĩ Nga, chiến sĩ Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Đức Hanh… tỏ rõ lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân đến hơi thở cuối cùng. Trên quần đảo Trường Sa có các liệt sĩ Hạ sĩ Nguyễn Đăng Hùng, quê ở Thanh Hà (Hải Dương) hy sinh ngày 25-7-2004, khi mới 20 tuổi; Hạ sĩ Đỗ Khánh Hưng, quê Gia Lộc (Hải Dương) ngã xuống ngày 16-1-2005, trong độ tuổi 25; Thượng úy Phan Văn Thế, quê Vũ Thư (Thái Bình), trợ lý hậu cần đảo Sơn Ca hy sinh ngày 6-9-2008, tuổi đời 28 mùa xuân…

Các anh đã hiến dâng tuổi 20 của mình cho Tổ quốc, trở thành sóng nước đại dương. Tên tuổi các anh mãi mãi trường tồn cùng dân tộc. Sự hy sinh của các anh vì chủ quyền biển đảo và thềm lục địa là tấm gương sáng cho tôi và mỗi người Việt Nam noi theo, với sự cảm phục, tự hào.

Bài và ảnh: Tô Kiều Thẩm