1. Gừng tươi (sinh khương)
Từ xa xưa, dân gian đã biết dùng gừng chữa cảm mạo phong hàn. Khi cảm lạnh dùng miếng gừng nhấm dần hoặc uống 1 cốc nước gừng nóng pha đường. Một số nơi còn dùng gừng để đánh gió, tác dụng cũng rất tốt.
Ngoài ra, còn tác dụng cầm nôn: Khi đi tàu xe nên ngậm 1 miếng gừng sẽ có tác dụng chống say.
Tác dụng kiện tỳ ấm vị: Khi bụng đầy chướng, đau bụng không tiêu do lạnh, dùng 1 củ gừng nướng giã lấy nước uống sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Gừng còn kết hợp với các loại thuốc khác như hạnh nhân, tô tử để làm hết đờm, ngừng ho.
Trong các món hải sản, đầu bếp thường cho gừng. Ngoài tác dụng làm món ăn thơm ngon còn có tác dụng giải dị ứng khi ăn hải sản.
2. Hành
Tại sao ốm thường ăn cháo hành? Tại sao bát cháo hành của Thị Nở làm Chi Phèo khỏi bệnh?
Thực ra hành là một vị thuốc giải biểu nó có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn, làm ra mồ hôi. Ngoài ra hành còn có tác dụng chống viêm: hành giã nát trộn mật ong đắp ngoài chữa mụn nhọt khi mới bị viêm
3. Nghệ vàng
Từ trước tới nay, dân gian vẫn thường dùng nghệ giã nát vắt lấy nước bôi vào vết tấy, u bướu cho vết thương chóng lên da non, mau liền sẹo.
Nghệ vàng còn tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh. Dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh đẻ để hoạt huyết, làm sạch huyết ứ. Đồng thời nghệ vàng còn chữa mụn nhọt lở loét và trị phong thấp đau nhức tay chân
4. Sả (Hương Mao)
Sả thường dùng lá để nấu nước xông chữa cảm mạo phong hàn. Củ sả cho vào các món ăn ngoài mục đích tăng hương vị cho món ăn còn có tác dụng kích thích tiêu hóa. Tinh dầu sả giúp đuổi muỗi, làm hương liệu. Theo Dân Trí Hoàng LInh