Hiện nhiều mấu trụ cầu bị hư hỏng, xuống cấp. Từ nhiều năm nay, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu phương án khôi phục cây cầu là biểu tượng văn hóa của người Hà Nội này.* Mới đây ngành đường sắt chủ trương khôi phục cầu Long Biên theo hướng phục vụ giao thông đô thị và có thể hệ thống đường ray được coi là biểu tượng văn hóa của người Hà Nội sẽ bị dỡ bỏ. Nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì chúng ta *cần khôi phục kiến trúc nguyên bản của Long Biên theo thiết kế của kỹ sư Eiffel (Pháp) - không nên xóa bỏ đường ray trên cầu

Phát triển đường sắt đô thị không có nghĩa là phải xóa bỏ chức năng của đường sắt vùng và Long Biên vẫn còn có thể tiếp tục giữ vai trò là cây cầu phục vụ đường sắt nhẹ trong vùng thủ đô Hà Nội với bán kính phục vụ khoảng 50-80 km.

Với quá trình phát triển hai bên bờ sông Hồng, cầu Long Biên vẫn sẽ trở thành một cây cầu trong trung tâm đô thị Hà Nội. Vì thế, cần khôi phục lại kiến trúc nguyên bản của Long Biên theo thiết kế của kỹ sư Eiffel, người Pháp. Chức năng giao thông của Long Biên chỉ nên dành cho đường sắt nhẹ và phương tiện phi cơ giới (xe đạp và đi bộ).

Hiện cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy đã thông xe, thành phố nên đưa xe máy trở về cầu Chương Dương, xe tải sang cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì. Hãy trả lại cho Long Biên với “dáng xưa yêu kiều” soi bóng Hồng Hà, hòa nhịp cùng với phố cổ đón mừng ngày sinh nhật thứ 1.000 của thủ đô.

Hoàng Linh (TH)