Dự án được kỳ vọng sẽ tạo nhiều công ăn, việc làm cho bà con dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa

Nằm trong chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động cùng định hướng đầu tư đa dạng hóa các sản phẩm, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế quốc gia, CTCP Tập đoàn Sơn Đại Việt (DVG) và Công ty Cổ phần Đầu tư TCTC (TCTC) tại Quảng Bình ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư dự án “Đầu tư trồng rừng, trồng cây công nghiệp, với cây hông là cây công nghiệp chủ đạo hiện nay Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Dự án 10.000 ha cây hông từ địa phận Quảng Bình trở ra các tỉnh phía Bắc với tổng trị giá đầu tư dự kiến 2.200 tỷ đồng.

Chương trình hợp tác giữa hai bên không chỉ phù hợp với chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế trồng rừng, đảm bảo an ninh môi trường, phát triển kinh tế địa phương, phòng chống sạt lở, xói mòn đất, nâng kim nghạch xuất khẩu gỗ rừng trồng. Đây còn là bước đệm mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc: tạo công ăn, việc làm cho bà con dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa đang có mức thu nhập thấp.

Cây hông (tên khoa học Paulownia) được biết đến là loại cây “chiến lược” của thế kỷ 21 với giá trị kinh tế - xã hội và môi trường vượt trội. Cây trồng 5 - 6 năm đã cho khai thác, chu kỳ 18 năm mới phải trồng mới. So sánh cây keo  cùng thời kỳ sinh trưởng chỉ đạt đường kính 25 – 40 cm. Cây hông đạt tới 65 cm đến 1m đường kính. Nhờ gỗ rất cứng, nhẹ, không cong vênh và chỉ cháy khi nhiệt độ trên 400°C nên được ứng dụng rộng rãi, dùng cho sản xuất nội thất máy bay, in tiền USD, làm nhà, đóng tàu thuyền…

Giá gỗ cây hông trên thị trường thế giới rất cao, loại cây trên 12 năm tuổi có thể đạt tới 840 USD/m³ (hơn 13,5 triệu VNĐ), trong khi giá bán các loại gỗ như keo lai, bạch đàn chỉ dao động từ 0,5 - 2 triệu đồng/m³. Đặc biệt, giống cây này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo nghiên cứu koa học cây hông hút khí CO2 là 68,75 kg nhả oxy lên đến 50 kg/năm, các loại cây rừng bình quan chỉ hút CO2 là 21,7 kg nhả  oxy 15,8 kg/năm. Rừng hông vẫn có thể trồng xen canh với các loại cây ngắn ngày khác, trong khi hoa của cây chứa nhiều mật, có thể phát triển nghề nuôi ong, lá và hoa còn có khả năng được dùng làm thức ăn cho gia súc, tăng độ phì nhiêu cho đất.

Giáo sư, Viện sĩ Trần Đình Long, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch hội giống cây trồng Việt Nam đánh giá, dự án trồng cây Hông là dự án quy mô lớn. Cây Hông là cây rất giá trị, vừa mang lại lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường vừa mang lại lợi ích xã hội. Các đơn vị như CTCP Tập đoàn Sơn Đại Việt hay Công ty Cổ phần Đầu tư TCTC góp sức cùng với chính quyền địa phương hợp tác để phát triển dự án, chắc chắc dự án sẽ thành công khi được đầu tư bài bản từ giống, kỹ thuật… đến việc tiêu thụ sản phẩm. Chúng ta sẽ cùng nhau đón chờ thành quả của dự án trong 10 năm nữa.

Võ Hóa