Trong thử nghiệm thứ nhất, lũ trẻ xem một đoạn video mà trong đó một nhà nghiên cứu phát thức ăn cho hai người theo tỷ lệ không bằng nhau. Sau đó một đoạn video tương tự được chiếu, nhưng lần này hai người nhận lượng thức ăn như nhau. Nhóm nghiên cứu ghi hình lũ trẻ trong lúc chúng xem hai đoạn phim.

Kết quả cho thấy phần lớn trẻ nhìn vào màn hình lâu hơn khi thức ăn được phát không đều. Do trẻ chỉ chú ý tới những thứ khiến chúng ngạc nhiên, nhóm nghiên cứu kết luận trẻ dành thời gian nhìn vào màn hình lâu hơn vì chúng phát hiện sự bất công trong cách chia thức ăn.

Số trẻ còn lại nhìn lên màn hình lâu hơn khi chúng xem đoạn phim mà trong đó hai người được chia lượng thức ăn bằng nhau. Theo các chuyên gia, nhóm trẻ đó chưa có khả năng cảm nhận sự bất công.

Trong thử nghiệm thứ hai, nhóm nghiên cứu đưa cho mỗi đứa trẻ hai đồ chơi. Sau đó một nhà nghiên cứu tới từng em và xin một trong hai món đồ chơi ấy. Hai phần ba số trẻ đưa đồ chơi cho nhà nghiên cứu.

Khi đối chiếu thời gian xem video ở thử nghiệm thứ nhất, nhóm nghiên cứu nhận thấy 92% trẻ đưa đồ chơi cũng dành nhiều thời gian hơn cho đoạn phim “chia thức ăn bất công”. Ngược lại, những em không muốn chia sẻ đồ chơi chú ý tới đoạn phim “chia thức ăn bằng nhau” nhiều hơn.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khái niệm công bằng và lòng vị tha xuất hiện trong tâm trí con người sớm hơn chúng ta tưởng. Những đứa trẻ kỳ vọng việc phát thức ăn phải công bằng, và chúng ngạc nhiên khi thấy một người nhận nhiều hơn người kia.

Quỳnh Anh (TH)