Từ 7h sáng, khi có thông tin hôm nay các sở, ngành của Hà Nội tái bắt rùa Hồ Gươm phục vụ chữa bệnh cho cụ, hàng trăm người dân đã tụ tập quanh khu vực bờ hồ phía đường Lê Thái Tổ để chờ đợi.

Trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Khôi – Chủ tịch HDQT của KAT Group, ông cho chúng tôi biết, không thể chắc chắn là có bắt được rùa trong ngày hôm nay. Tuy nhiên, theo ông Khôi, đây tuy vẫn là một đợt diễn tập, nhưng nếu bắt được rùa thì cơ quan chức năng vẫn sẽ tiến hành công việc của mình. Còn nếu không, đó sẽ là một cuộc diễn tập. Ban chỉ đạo cứu trị rùa Hồ Gươm cũng đã họp bàn, lấy ý kiến của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Do đó, việc lai dẫn rùa lần này (ngày 3/4) sẽ không tiến hành gấp rút và cưỡng bức. Cho nên, có thể sẽ quây lưới để thu hẹp phạm vi hoạt động của rùa. Việc bắt rùa đưa lên tháp sẽ thực hiện từ từ Ông Nguyễn Ngọc Khôi (người đứng cầm loa) đang tham gia chỉ huy cuộc vây bắt rùa Hồ Gươm Trước đó ngày 15/3, tại hồ Văn Quán (Hà Đông), hơn 20 chiến sĩ đặc công nước và hàng chục nhân công khác thuộc Tập đoàn KAT đội mưa luyện tập bài “Dẫn dắt cụ Rùa về nơi chữa trị” với tấm lưới dài 200m, nặng gần 1 tấn. Đây cũng là lần diễn tập vây bắt đầu tiên. Và ngày hôm qua 2/4, là lần diễn tập thứ 2. Rút kinh nghiệm hai lần diễn tập hôm 15/3 và hôm 2/4, lần này, do khẩu tổ chức đã được chuẩn bị từ trước, việc thả lưới tiến hành khá nhanh, gọn và thao tác trong chừng 10 phút. Rùa Hồ Gươm được đưa vào bể chữa trị Rút kinh nghiệm lần vây bắt bất thành ngày 8/3, lần vây bắt này lưới được chừa một phần để đưa chiếc lồng sắt này vào phần để trống. Có thể tưởng tượng chiếc lưới được thiết kế có khoảng trống như hom giỏ và chiếc lồng sắt chính là chiếc hom giỏ đó. Vào lúc 16h20 rùa Hồ Gươm gần như đã chạm vào chiếc lồng sắt này. Nhưng ngay sau đó lại đổi hướng và di chuyển vào phía bên trong. Dù đã nằm phía trong vòng vây lưới, rùa Hồ Gươm lại một lần nữa phá bung lớp lưới bên trong, tuy nhiên, vẫn còn một lớp lưới bủa vòng ngoài. Khi lưới ngoài khép dần lại, lực lượng vây bắt đã dùng tấm lưới trắng nhỏ cuốn bọc rùa Hồ Gươm để đưa vào lồng sắt, tránh gây tổn thương.

Lồng giữ rùa Hồ Gươm được hai chiếc thuyền di chuyển đưa về khu vực chân tháp. Do trọng lượng của cụ rùa quá lớn, chiếc lồng sắt này chìm dưới mặt nước. Tuy nhiên, nhờ hệ thống phao xốp được ghì dưới đáy nên lồng sắt này vẫn nổi. Các lực lượng lai dẫn đã bắt được rùa Hồ Gươm. Dưới sự phối hợp của nhóm người làm việc dưới nước và nhóm người chốt giữ chiếc lồng sắt, rùa Hồ Gươm đã được đưa vào chiếc lồng sắt để di chuyển ra ngoài chân tháp - nơi sẽ chữa trị. Những chiếc thuyền làm nhiệm vụ đã neo lại với nhau để di chuyển chiếc lồng sắt giữ rùa Hồ Gươm đi về phía chân tháp. Trên chân Tháp Rùa, lực lượng tiếp nhận hoàn thành việc đưa rùa Hồ Gươm vào bể chuẩn bị cho công tác chữa trị. ***Ông Nguyễn Ngọc Khôi (đứng thứ hai bên trái) và bà Nguyễn Thị Nga (đứng thứ ba bên *** ***phải) ***báo cáo kết quả đưa rùa Hồ Gươm vào bể chữa trị với lãnh đạo thành phố Sự kiện đưa rùa Hồ Gươm lên bể thông minh thành công khiến cho nhiều người lần đầu tiên được nhìn cận cảnh rùa Hồ Gươm. Những người may mắn được nhìn thấy rùa cho biết, rùa Hồ Gươm vừa được bắt có kích thước lớn hơn kích thước rùa trong đền Ngọc Sơn. Tuy nhiên, nhiều móng của rùa Hồ Gươm đã bị mòn và mất.

Hoàn thành việc đưa rùa Hồ Gươm vào bể thông minh, những người làm nhiệm vụ thay quần áo ở khu vực chân tháp. Thời gian đầm mình dưới mặt nước hơn 2 giờ đồng hồ khiến nhiều người nhiễm lạnh. Mắm tép, nước mắm... là những thứ chống lạnh được lực lượng bắt giữ rùa sử dụng để chống rét, làm cho ấm người. Công việc còn lại do đội ngũ trong Ban cứu chữa rùa Hồ Gươm đảm nhiệm.

Phấn khởi bởi công việc đưa rùa thành công, mặc dù rất mệt nhưng ông Khôi vẫn thốt lên với chúng tôi: “Khi hoàn thành một việc đầy tính nhân văn đã khiến chúng tôi hoàn toàn thỏa nguyện!”

Mai Anh