Nói đến Puma Punku chắc hẳn nhiều người sẽ thấy xa lạ; địa điểm này nằm ở dãy núi Andes của Bolivia, là một vùng đất hoang ở độ cao 3.800m. Nơi đây nổi tiếng nhất với những viên đá được chế tác cầu kì như được cắt gọt bởi tia laser.

Điều khiến  đương đại phải tìm hiểu,  là vì những khối cự thạch này là loại đá andesit rất cứng (độ cứng là 7 trên thang đo độ cứng Mohs). Cho nên,chắc chắn với công nghệ thô sơ lạc hậu của thời tiền sử thì việc cắt gọt những khối đá như thế là việc bất khả thi. Ngay cả với công nghệ và các loại máy móc hiện đại như hiện nay, việc xử lý đá andesite cũng rất khó khăn.

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là trên những tảng đá siêu cứng này, lại còn được gia công cả những lỗ tròn cực kỳ hoàn hảo, vậy làm thế nào và lấy gì để  người tiền sử khoan được  những tảng đá đó?

Theo tính toán sơ bộ, tảng đá nặng nhất tại di chỉ này lên tới hơn 130 tấn, còn những tảng đá khác cũng hàng chục tấn, trong khi những khối đá này phải vận chuyển từ bán đảo Copacabana cách đó 90km, với độ cao 3.800m. Giả thiết duy nhất là dùng con lăn và lạc đà kéo.  

Không chỉ vậy, trong quá trình chế tác từng khối cự thạch đều được cắt gọt tinh xảo, ngay cả với các hình dạng lồng nhau và chồng chéo nhiều lớp, các góc cũng được cắt gọt một cách vô cùng chính xác. Sự tinh xảo còn thể hiện ở các rãnh trên đá và các lỗ tròn nhỏ được sắp xếp đều nhau với đường kính chỉ 5 mm...

Điều khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên hơn nữa là những chiếc đinh dùng để liên kết giữa các tảng đá lớn, hóa ra là một loại hợp kim  gồm:  asen, niken và đồng điếu (một dạng hợp kim đồng cao cấp). Điều này cho thấy những người xây dựng Puma Punku không chỉ giỏi xử lý đá tảng mà còn nắm vững công nghệ luyện và xử lý kim loại tiên tiến.

Theo truyền thuyết địa phương truyền lại, câu chuyện kể rằng, hơn 17.000 năm trước, những người khổng lồ bí ẩn đã đến nơi đây để xây dựng địa điểm Puma Punku. Họ có sức mạnh của ma thuật, đến mức có thể dễ dàng khuân vác những tảng đá từ trong mỏ đá...(!)  

Còn theo các nhà nghiên cứu  được cử đến để khám phá những điều bí ẩn đằng sau di chỉ này, thì kết quả có cơ sở hơn cả là của nhà khảo cổ học người Áo - Arthur Posnanski  dự  đoán   Puma Punku có thể có niên đại khoảng 11.000 đến 15.000 năm (ông  về nghiên cứu từ năm 1910 đến năm 1945); còn thậm chí câu hỏi ai là tác giả của di chỉ Puma Punku, thì cho tới nayvẫn còn là một bí ẩn.

Có một số học giả tin rằng Puma Punku lâu đời hơn nền văn minh Tiwanaku và là tàn tích của một nền văn minh nguyên thủy, nhưng tiên tiến hơn. Lại có luồng ý kiến cho rằng Puma Punku được chế tạo bởi người ngoài hành tinh vì kỹ thuật chế tạo nó vượt quá khả năng của con người vào thời điểm đó.

Hoàng Nguyễn