Nhà máy hạt nhân Hanford được xây dựng trong những năm 40 của thế kỷ trước và là nhà máy sản xuất bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, hiện đã trở thành một cơ trong những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Mỹ.Ít nhất 1,6 tỷ lít chất thải phóng xạ từ nhà máy đã gây ô nhiễm cho cây trồng của các vùng đất xung quanh, thậm chí cả nguồn nước dọc theo sông Columbia hàng dặm.

Mức độ phóng xạ đo được 8.900 rad / giờ - nguy hiểm gấp 10 lần mức có thể gây chết người khi tiếp xúc - theo các quan chức Hanford. Chi phí loại bỏ ô nhiễm ước tính vào khoảng 500 tỷ đô la và kéo dài tới năm 2035.

Khoảng 6 tuần trước, công cuộc dỡ bỏ toàn bộ các tòa nhà ở đây bắt đầu được tiến hành. Trong đầu tháng 11/2010, các nhân viên chịu trách nhiệm làm sạch ô nhiễm ở nhà máy bắt đầu rà soát trên mặt đất và phát hiện ra phân thỏ có chứa chất phóng xạ. Kết quả, 18 con thỏ trong vùng đã bị bắn chết và được chôn lấp như chất thải hạt nhân.
Tuy nhiên, 2 tuần sau đó, các công nhân lại phát hiện chất tương tự trên phân chuột ở khắp nơi.

Do lo ngại chuột đã ăn phải chất phóng xạ cesium được sản xuất tại đây, người ta đã cho đặt 60 bẫy chuột song đến nay vẫn chưa bắt được con nào ngoài 2 con chuột bình thường.

Mặc dù sở Y tế tiểu bang Washington khẳng định rằng chuột xạ không được tìm thấy ngoài phạm vi của cơ sở hạt nhân và không gây mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng nhưng nó vẫn khiến người dân lo lắng.

Năm 1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Liên Xô tại Ukraine phát nổ đã giết chết ngay lập tức 30 người và khiến 8 tấn phóng xạ mạnh bị rò rỉ. Được biết, khi một nhóm các nhà khoa học tới Chernobyl đã bị những con chuột khổng lồ tấn công và chỉ có một ít người sống sót. Cuối cùng, quân đội đã được điều động để xóa sổ lũ chuột khổng lồ này.

Theo các nhà khoa học, những động vật nhỏ có khả năng hấp thu một phần các loại kim loại cơ bản như xê-zi trong phóng xạ gây ra trạng thái đột biến. Tuy nhiên, "chuột bức xạ" không khó nhận ra bởi trong đêm cơ thể chúng sẽ phát ra ánh sáng huỳnh quang.

Ngọc Hiệp