Nguyên tắc hoạt động của Hội tâm năng dưỡng sinh tỉnh Nghệ An: “Tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai minh bạch, tự đảm bảo kinh phí hoạt động, không vì mục đích lợi nhuận, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ hội”. Trong 20 năm qua Hội không có một đồng kinh phí nào trên cấp, huấn luyện viên, hướng dẫn viên làm việc tự nguyện, không có tiền phụ cấp. Mặc dừ khó khăn là vậy nhưng phong trào phát triển rất nhanh. Nguyên nhân là người tập thấy phục hồi sức khỏe rất nhanh. Nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, sau khi luyện tập bệnh suy giảm rõ rệt. Điển hình như bà Nguyễn Thị Kim Khánh ở khối Trung Hòa, phường Hà Huy Tập, T. P Vinh, giáo viên năm 1990 về nghỉ hưu vì bệnh tim rất nặng. 7 năm bà liên tục nằm Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện Bạch Mai cuối cùng trả về chờ chết vì tim không phẩu thuật được. Ngoài bệnh tim bà còn bị đau đầu, mất ngủ, thoái hóa đốt sống, bại liệt nửa người. Hè năm 1997 mọi người đến thăm ai cũng thương, vì chắc bà chẳng sống được bao lâu nữa. Trong số người đến thăm có một người học trò khuyên cô nên luyện tập Tâm năng dưỡng sinh, phục hồi sức khỏe. Nghe anh học trò nói bà vui lắm, bắt con cháu đưa đi học. Thấy sức khỏe hồi phục khả quan. Từ đó bà siêng năng luyện tập đúng liệu trình. Lúc đầu đến lớp bằng xe xích lô, luyện tập một thời gian bà đi được xe đạp. Đến nay ở lớp bà luyện tập 90 phút, tập ở nhà 130 phút. Sau 20 năm luyện tập các căn bệnh của bà đều giảm hẳn, ăn ngủ khỏe, tinh thần thoải mái, đi xe đạp được hàng chục cây số. Bà rất sung sướng.
Ông Hồ Minh Trọng ở xóm Khánh Hậu, xã Hưng Hòa, T.P Vinh một người mắc nhiều bệnh như: Viêm phế quản mãn, cao huyết áp, hở van tim, thận yếu, đau thần kinh tọa, bệnh trĩ, năm 2005 bị tai biến. Tháng 8/2008 ở xóm mở lớp tập Tâm năng dưỡng sinh, phục hồi sức khỏe, được Hội NCT động viên vào học. Sau 7 tuần luyện tập ông thấy sức khỏe chuyển biến rất tích cực. Từ đó ông tin, chuyên cần luyện tập. Đến nay ông luyện tập mỗi lúc đến 120 phút. Trước đây mỗi năm ông đi viện 1-2 lần, từ khi tập luyện Tâm năng dưỡng sinh đến nay đã 9 năm chưa đi viện lần nào. Nay kiểm tra sức khỏe định kỳ các tiêu chí đều đạt chuẩn, chỉ còn bị gan nhiễm mỡ. Ông Hồ Minh Trọng thấy luyện tập Tâm năng dưỡng sinh rất tốt cho sức khỏe bản thân, nên đã kêu gọi mọi người luyện tập. Hiện nay ông làm Phó chủ nhiệm CLB Tâm năng dưỡng sinh xã Hưng Hòa, Ủy viên thường trực Hội Tâm năng dưỡng sinh T.P Vinh. Trung tá, bác sĩ Hoàng Thị Kính, ở viện Quân y 4, bị ung thư vú, điều trị các Bệnh viện Trung ương không khỏi. Về chị luyện tập Tâm năng dưỡng sinh th khối u âm tính. Chi rất vui tình nguyện đi làm hướng dẫn viên.
Đáp ứng với nhu cầu của nhân ngày 20/4/2007 UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Hội tâm năng dưỡng sinh, phục hồi sức khỏe tỉnh. Từ năm 2009 đến năm 2013 Hội đào tạo được 95 người hướng dẫn viên nhiệt tình, đam mê công việc. Đến nay trong tỉnh có nhiều huyện thị thành có Ban chỉ đạo Tâm năng dưỡng sinh, phục hồi sức khỏe. Thành phố Vinh tổ chức hướng dẫn được 357 lớp cho 9.89 người luyện tập. Huyện Nghi Lộc thường xuyên trên 500 người luyện tập, trong đó có nhiều cháu học sinh. Huyện Diễn Châu có 4 CLB luyện tập hàng ngày. Huyện miền núi Tân Kỳ, đi lại phức tạp, nhưng phong rào luyện tập rất sôi nổi. Trong những năm qua đã mở được 128 lớp, hướng dẫn cho 2.340 người. Huyện Quỳnh Lưu tổ chức 4 lớp 154 người luyện tập. Huyện Nam Đàn hiện nay có đội ngũ hướng dẫn viên đông đảo 84 người, vừa qua đã hướng dẫn cho 3.207 người luyện tập. Trong những năm gần đây Nam Đàn mở thêm điểm luyện tập. Thị xã Cửa Lò mở ượ 6 lớp có 115 người hàng ngày luyện tập.
Không những tổ chức luyện tập tốt trong tỉnh, Hội tâm năng dưỡng sinh tỉnh Nghệ An còn cho hướng dẫn viên đi giúp các tỉnh bạn như Quảng Nam, Hà Tĩnh tổ chức các CLB luyện tập.
Luyện tập Tâm năng dưỡng sinh đã đem lại sức khỏe cho nhiều người ở tỉnh Nghệ An, chính vì thế số người tham gia luyện tập ngày một tăng.

Bài và ảnh: Hải Hưng