Có khá nhiều người có cách nghĩ này. Thậm chí, đã xuất hiện trên thị trường những hộp nhựa, i-nox được thiết kế vừa vặn để chuyển đổi công năng của gói giấy vệ sinh thành giấy ăn.

Một chuyên gia của Bộ môn giấy Xenlulo (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: đúng là về mặt yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất hai loại giấy này là khác nhau, nhưng về nguyên lý sản xuất cơ bản: Thành phần, các phụ gia cho vào là giống nhau. Thế nên người ta mới phân biệt ra hai loại: giấy vệ sinh dùng cho người đi toalet và giấy vệ sinh để lau mặt.

Đừng nhầm lẫn thuật ngữ “Giấy vệ sinh” bởi những sản phẩm giấy vệ sinh có rất nhiều chủng loại. Thực tế hiện nay, rất nhiều cơ sở gia công giấy sử dụng nguyên liệu là giấy tái chế.

Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà khiến giấy thường mủn, rất dễ để lại bụi giấy khi lau. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng giấy kém chất lượng.

Điều khuyến cáo tới tất cả những người tiêu dùng là bất kỳ quy trình sản xuất hay phạm vi sử dụng trong cuộc sống thì giấy vệ sinh và giấy ăn đều có những khác biệt rõ ràng, không nên thay thế sử dụng bừa bãi, đặc biệt là các loại giấy vệ sinh chất lượng kém giả mạo giấy ăn có thể ít nhiều gây nhiều tác hại cho sức khỏe.

Hiện tại, ở Việt Nam việc sản xuất các loại giấy này gần như là cùng một loại giấy nguyên liệu. Điều đó có nghĩa là chất lượng hai sản phẩm này không khác nhau là mấy.

Trong khi đó, ở châu Âu, quy định sản xuất từng loại giấy kể trên là rất khác nhau và được kiểm soát chặt chẽ. Việc sản xuất giấy ăn chỉ có thể sử dụng nguyên liệu được lấy từ các nguồn như gỗ, các loại cỏ, trúc, còn việc sản xuất giấy vệ sinh, ngoài việc sử dụng các sợi nguyên liệu thì có thể tận dụng nguyên liệu thu hồi từ các loại giấy in, giấy photo.

Về quy định môi trường sản xuất, tiêu chí chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh của giấy ăn đều nghiêm ngặt hơn giấy vệ sinh rất nhiều. Cần lưu ý: Việt Nam cũng đã có tiêu chuẩn cụ thể về giấy vệ sinh dùng cho toilet và giấy ăn.

Quỳnh Anh (TH)