Đăng tải trên tạp chí quốc tế Dịch tễ học với sự tham gia của các nhà nghiên cứu ở 13 quốc gia, trong đó có Anh, Canada, Pháp, Đức và nhật Bản, 12.848 tình nguyện viên, trong đó có 5.150 người bị u màng não hay u thần kinh đệm, đã trả lời phỏng vấn.

Cuộc khảo sát kéo dài 10 năm này đã chỉ rõ việc dùng di động không làm tăng nguy cơ mắc u màng não - một loại u phổ biến và thường là lành tính, hay u thần kinh đệm - một loại u ác tính hiếm gặp nhưng gây tử vong cao.

Các tác giả đã xem xét các yếu tố về việc dùng bao lâu và dùng di động như thế nào trong suốt 1 thập kỷ qua. Các kết quả cho thấy dùng di động ít làm tăng nguy cơ ung thư.

Các tác giả cho biết cần thêm những cuộc điều tra trước khi họ có thể đưa ra kết luận chắc chắn rằng không có sự liên quan giữa sóng di động và u não.

Các nhà khoa học cũng đang lên kế hoạch để kiểm tra xem liệu việc dùng di động có làm tăng nguy cơ u thần kinh thính giác và tuyến mang tai hay không. Một nghiên cứu độc lập cũng sẽ tìm kiếm những ảnh hưởng của di động đối với trẻ em, những người được tin là nhạy cảm với sự phát xạ.

Trước đó, theo nghiên cứu của cơ quan quốc tế về Nghiên cứu ung thư, thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dùng di động nhiều hơn 30 phút mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ u thần kinh đệm. Nhưng các tác giả nghiên cứu cũng nói thêm rằng: “những thành kiến và một số lỗi có thể ngăn cản một sự giải thích chính xác liên quan đến sóng điện từ gây ra u”. Một cuộc gọi dài có thể làm tăng nguy cơ hơn là tổng số cuộc gọi trong ngày. Tuy nhiên, các yếu tố giúp đưa ra kết luận lại chưa được kiểm tra tính chính xác bao gồm những ảnh hưởng của các thiết bị gọi cầm tay hay nguy cơ do để di động không sử dụng sát với người (để trong túi hay sát giường vào ban đêm).

Quỳnh Anh (TH)