Trung tướng Nguyễn Văn Đạo, Phó chủ tịch Trung ương Hội CCB Việt Nam dự và chỉ đạo hội thảo. Đến dự còn có đồng chí Ngô Thị Chinh, Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch tỉnh Yên Bái; Đại biểu Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái; Lãnh đạo, đại diện doanh nghiệp điển hình CCB 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc… Phát biểu khai mạc Hội thảo Trung tướng Nguyễn Văn Đạo Phó chủ tịch Hội nhấn mạnh: Hội thảo là một hình thức hoạt động khoa học, nhằm n©ng cao kiÕn thøc cho c¸n bé vµ héi viªn CCB, lµ mét nhiÖm vụ quan trọng và thường xuyên cña Héi CCB c¸c cÊp. Trong Hội thảo lần này chúng ta sẽ nghe CCB các tỉnh, thành phố, khu vực phía Bắc, các mô hình tiêu biểu báo cáo tham luận, trao đổi thảo luận về “vai trò của CCB trong xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và công tác bảo vệ môi trường”. Đây là những vấn đề rất quan trọng và thiết thực đối với Hội CCB, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Những năm qua lực lượng CCB cả nước đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình được các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ Trung ương đến Địa phương đánh giá rất cao. Thực sự là nòng cốt là chỗ dựa vững chắc cho Đảng, chính quyền và nhân dân ở các cấp.
Trung tướng Nguyễn Văn Đạo Phó chủ tịch Hội CCB Việt Nam trao đổi kinh nghiệm với các đại biểu trong Hội thảo
Về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội của Nhà nước ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và có hiệu quả. Tuy nhiên, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn rất khó khăn, trong đó có CCB. Trung ương Hội và Hội CCB các cấp đã coi công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác Hội. Đến nay, CCB giảm được 31.421 hộ nghèo (đạt tỷ lệ 1,16%). Số hộ nghèo chỉ còn 100.267 hộ (chiếm tỷ lệ 3,73%), đã có 25 tỉnh, thành Hội cơ bản hết hộ CCB nghèo (hộ nghèo còn dưới 2%). Số hộ CCB có mức sống khá và giàu là 53,3%. Xóa nhà dột nát, đạt 47,82%.
Các mô hình của CCB trong cả nước có 6.288 doanh nghiệp,1.221 Hợp tác xã, 4.088 Tổ hợp tác, 72.281 trang trại - gia trại do CCB làm chủ, vươn lên làm giàu, thu hút 457.508 lao động. Các doanh nghiệp thuộc Hiệp Hội doanh nhân CCB mỗi năm đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào các hoạt động từ thiện, thực hiện chính sách xã hội, đền ơn, đáp nghĩa, khuyến học, khuyến tài...tạo việc làm cho hàng vạn lao động, trong đó đại đa số là con em các đối tượng chính sách.
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không tránh khỏi, đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua rất ngoạn mục. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam rằng, chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng kinh tế mà bất chấp tình trạng môi trường sống đang bị hủy diệt quá nhanh. Nói cách khác, môi trường bị hủy diệt chính là mặt trái của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Do vậy, công tác bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ cấp thiết, là tiếng nói chung của các cấp, các ngành, của toàn xã hội. Công tác bảo vệ môi trường của CCB trong những năm qua đã có nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả như: đã phối hợp với Tổng cục Môi trường tổ chức thành công cuộc thi “Quê hương xanh”, thành lập “Tổ CCB tự quản thu gom rác thải, thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”, “Câu lạc bộ bảo vệ môi trường”, trồng cây xanh, xây dựng cảnh quan, góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường, cũng chính là có vai trò đóng góp của CCB trong cả nước.
Hội thảo lần này, đối tượng là lãnh đạo tỉnh Hội, Trưởng ban Kinh tế, một số điển hình của các tỉnh, thành Hội, là người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tại cơ sở. Chắc chắn các ý kiến tham luận sẽ không chỉ nêu kinh nghiệm tốt mà còn có những ý kiến mang tính phản biện, ý kiến trái chiều, c¸c vấn đề còn khó khăn, vướng mắc ở cơ sở để trao đổi, bàn luận cùng tháo gỡ, học tập rút kinh nghiệm những mô hình có hiệu quả…
Thay mặt UBND tỉnh Yên Bái, phát biểu chào mừng Hội thảo đồng chí Ngô Thị Chinh, Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch tỉnh Yên Bái cho rằng chủ đề Hội thảo Kinh tế của Hội CCB Việt Nam lần này rất có ý nghĩa và mang tính thời sự, thực hiện chiến lược xây dựng, phát triển nền kinh tế bền vững đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đồng chí biểu dương Hội CCB tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Báo cáo đề dẫn Hội thảo do đồng chí Vũ Ngọc Bình, Trưởng ban kinh tế Trung ương Hội CCB Việt Nam trình bày nêu bật các phong trào của CCB được tổ chức rất đa dạng phong phú, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, trong đó tham gia Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, sản xuất kinh doanh giỏi, vươn lên thoát nghèo và bảo vệ môi trường. Đây chính là thể hiện vai trò CCB trong thực hiện các chương trình an sinh xã hội của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là: Chương trình giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường.
Ở các cấp Hội CCB, dưới sự lãnh đạo và ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, vai trò CCB đã được phát huy rất tốt trong các hoạt động thiết thực của Hội, thể hiện:
- Các cấp Hội đã tích cực tìm nguồn đầu tư, vay vốn để phát triển kinh tế, tạo việc làm. Bằng các nguồn vốn huy động đã giải quyết được hàng vạn việc làm cho CCB nghèo và con cháu CCB.
- Nhiều hình thức tổ chức sản xuất với các mô hình khác nhau cho phù hợp điều kiện thực tế đã được các cấp Hội tổ chức và tích cực tham gia như: Trong phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo có các mô hình “góp vốn xoay vòng”, mô hình “5+1” (5 hội viên khá hoặc giàu giúp 1 hội viên thoát nghèo) của Bến Tre đã được UBND Tỉnh Bến Tre công nhận là sáng kiến cấp tỉnh năm 2015 và tỉnh đã chỉ đạo nhân rộng ra toàn tỉnh; mô hình vận động người dân chuyển đổi vật nuôi cây trồng từ lúa ngô sang thảo quả có giá trị kinh tế cao của hội CCB xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đã mang lại cho người nghèo một cuộc sống có diện mạo mới.
Trung ương Hội CCB đã chỉ đạo xây dựng và tổ chức các mô hình sản xuất kinh doanh của các cấp hội CCB và coi đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao đời sống của nhiều hội viên CCB và thực tế thông qua các mô hình lao động sản xuất đã tập hợp được nhiều nguồn lực trong xã hội, từ đó đã có điều kiện giúp đỡ được nhiều hộ CCB nghèo. Đến nay toàn Hội đã tổ chức được hơn 6.700 doanh nghiệp vừa và nhỏ; có hơn 5199 Hợp tác xã, tổ hợp sản xuất; có72.800 trang trại, gia trại đều do hội viên CCB làm chủ, đã thu hút được 548.000 lao động là CCB và con cháu.
Kết quả số hộ nghèo của CCB đến nay còn 3,73%, khoảng 100.300 hộ (đạt cao hơn mục tiêu 4% của Nghị quyết 30a), đã có 25 tỉnh, thành Hội, 83/694 huyện, thị (chiếm tỷ lệ 11,96%); 2.370/11.135 số xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 21,46%) cơ bản hết hộ CCB nghèo; hiện nay số hộ CCB cận nghèo còn 4,26%, số hộ CCB có mức sống khá và giàu là 53,3%.
Riêng công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Ninh có 1282 mô hình sản xuất kinh doanh, thu hút 14.994 lao động, hộ CCB nghèo còn dưới 0,5%; tỉnh Yên Bái tỷ lệ hộ nghèo trong CCB còn 7,19% (33.000 hội viên), Hội viên khá và giàu 43,93%; tỉnh Hòa Bình CCB nghèo còn 9,28%/ 4083 hộ;…
Nhiều mô hình vươn lên thoát nghèo rất đáng khích lệ lệ như đ/c Cao Xuân Lãng ở Bắc Cạn, Nguyễn Thanh Phong ở Bắc Giang, Nguyễn Thế Nghi ở Điên Biên, Phạm Hải Yến ở Hà Giang… Nhiều CCB đã trở thành doanh nhân như CCB Trần Đức Cường, Giám đốc doanh nghiệp Cơ Kim khí ở Thạch Thất, hà Nội, Hoàng Phi Thường, Giám đốc Công tyTNHH TM- Du lịch- Xây dựng 27/7 ở tỉnh Hải Dương, Nguyễn Đức Cổn, Giám đốc Công ty CP xây dựng và thương mại Cường Thịnh tỉnh Thái Nguyên…
Đây là một kết quả rất quan trọng, tới đây Trung ương Hội sẽ hướng dẫn các Tỉnh hội tiến hành bình xét các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, có nhiều thành tích trong giúp đỡ người nghèo để báo cáo đề nghị xét khen thưởng các cấp nhân dịp Hội CCB Việt Nam tổng kết lần thứ 5 “ phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”. Kế hoạch trên đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, dự kiến tổ chức vào tháng 10 năm 2016.
Từ các kết quả trên, chúng ta có thể khẳng định: Vai trò của các cấp Hội CCB nói chung và từng hội viên CCB nói riêng đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia lớn của Đảng và Chính phủ.
Trong công tác bảo vệ môi trường: Đây là một nội dung quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, bằng kinh phí của địa phương và hỗ trợ của Trung ương Hội, các cấp Hội hàng năm đã tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn cho hàng chục nghìn lượt cán bộ Hội cơ sở. Đã phối hợp với Tổng cục Môi trường tổ chức thành công cuộc thi “Quê hương xanh”, có 3.600 tác được lựa chọn từ cơ sở đã tham gia dự thi, 45 tác phẩm đã được Tổng cục Môi trường trao giải. Nhiều CCB đã tự nguyện hàng ngày làm sạch môi trường nơi cư trú, huy động CCB ở cơ sở ra quân làm sạch hồ ao, khơi thông mương cống, phát quang bụi rậm, trồng cây xanh, xây dựng cảnh quang, góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp” khu dân cư. Điển hình có các mô hình “Bảo vệ tại đồng ruộng” của huyện Thọ Xuân-Thanh Hóa; “Bãi tắm thân thiện” của huyện Nhật Lệ-Quảng Bình; HTX Môi trường ở Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bắc Ninh, Hải Phòng,…
Điển hình là các mô hình: CCB Nguyễn Hữu Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH môi trường Tân trường Lộc ở Tiên Du, Bắc Ninh; CCB Mai Thị Hồng Nguyên, Tổng GĐ Công ty TNHH Song Tinh, tỉnh Vĩnh Phúc; CCB Trần Mạnh Du, Giám đốc công ty TNHH vệ sinh môi trường đô thị Lương Sơn, Hòa Bình; CCB Lê văn Lâm xã Sông Lô, tp Việt Trì, Phú Thọ đã tích cực triển khai có hiệu quả “mô hình sạch đồng”; CCB Đoàn Thanh Giồng. Chủ tịch CCB huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái đã tham gia thành công trồng rừng đầu nguồn…
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hiện nay ở các cấp Hội CCB cũng đang còn vướng một số bất cập về nội dung và phương thức hoạt động, báo cáo xin nêu lên một vấn đề để hội nghị chúng ta thảo luận và đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện. Đó là, Hội CCB các cấp chưa có cơ chế, chính sách trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cho nên cả nội dung và phương pháp hoạt động vẫn mang tính chung chung, hình thức.Vai trò của CCB ít nhiều bị hạn chế.
Trong nhiệm vụ tuyên truyền vận động, chủ yếu Hội CCB các cấp chỉ lấy tinh thần gương mẫu là chủ yếu, tình trạng tuyên truyền, vận động “chay” rất phổ biến chưa đáp ứng được các nhu cầu khác của đối tượng vận động.
Để chủ động phát huy vai trò của CCB trong thực hiện nhiệm vụ yêu cầu các cấp hội vận động hội viên, người dân tích cực tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo gắn với sản xuất kinh doanh để thoát nghèo bền vững, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Tuyên truyền nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường; tham gia xây dựng các mô hình điểm về cấp nước sạch, công trình hợp vệ sinh, tổ tự quản thu gom xử lý rác, chất thải và các mô hình sản xuất có hiệu quả, giúp đỡ được nhiều người nghèo, từ đó tuyên truyền học tập nhân rộng.
Nắm vững một số nội dung trọng tâm về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016 – 2020 để chủ động làm công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương…
Mục đích của hội thảo này là để đánh giá khẳng định những loại hình, những cách làm sáng tạo, những kinh nghiệm hay mang tính đặc thù vùng miền của 19 tỉnh phía Bắc nhưng cũng có thể vận dụng ở các địa bàn khác, nhằm phát huy cao nhất kết quả chung ở các địa phương bằng những kinh nghiệm thực tiễn, coi trong mô hình hay, điển hình tiên tiến…
Hội thảo đã nhận được gần 100 bản tham luận và đã có 15 tham luận trình bày tại Hội thảo, nêu được nhiều kinh nghiệm ở các cấp Hội về việc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng địa phương và việc phối hợp các cơ quan, ban ngành trong thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát huy vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đối với các hoạt động cụ thể của tổ chức Hội CCB; Kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân địa phương đối với nhiệm vụ giúp nhau thoát nghèo, chung sức xây dựng nông thôn mới thông qua các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả; kinh nghiệm bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực cho hội viên CCB để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân đặc biệt là nhận thức được vai trò nòng cốt của CCB trong xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi của các cấp Hội CCB, cũng như việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi hướng đến mục tiêu giúp nhau thoát nghèo./.
Nhật Huy