Giải thưởng Lớn Kalinga về phổ biến khoa học được lập ra từ năm 1952 và lần lượt được trao tặng cho nhiều nhà khoa học rất nổi tiếng như: Louis de Broglie (người Pháp, Giải thưởng Nobel), George Gamow (người Mỹ gốc Nga, được dư luận cho là ba lần để "tuột mất" Giải thưởng Nobel), Bertrand Russell (người Anh, Giải thưởng Nobel), Sergei Kapitsa (người Nga, Giải thưởng Nobel), v.v. Ngoài ra, GS. Trịnh Xuân Thuận còn được tặng nhiều giải thưởng quốc tế khác nữa.

Cuốn Số phận vũ trụ: Big Bang và sau đó của Trịnh Xuân Thuận viết bằng tiếng Pháp, được Nhà xuất bản Gallimard in ở Paris năm 1992. Ngay năm sau, 1993, cuốn sách đã được phát hành và bán chạy tại New York, qua bản dịch tiếng Anh mang sắc thái Mỹ của Harry N. Abrams. Cũng trong năm 1993 ấy, Oxford University Press in một bản dịch tiếng Anh "thuần khiết" hơn của Storm Dunlop, phát hành tại Anh và, sau đó, cả tại Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Ấn Độ...

Gần như cùng một lúc, vào năm 1993, cuốn sách cũng được bày bán rộng rãi tại Munich và nhiều thành phố khác ở Đức, qua bản dịch tiếng Đức của Ravensburger. Sau đó, cuốn sách của nhà vật lý thiên văn gốc Việt ấy được dồn dập dịch và in ở nhiều nước khác: Trung Quốc (1993), Thuỵ Điển (1994), Italy (1994), Nhật Bản (1995), Hàn Quốc (1995), v.v...

Tuy có chậm hơn, Việt Nam ta rồi cũng vào cuộc. Cuốn Giai điệu bí ẩn, do Phạm Văn Thiều dịch từ nguyên văn tiếng Pháp, được Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật in xong tại Hà Nội đúng vào đầu tháng 8/2000, coi như một ấn phẩm chào mừng khai mạc Gặp gỡ Việt Nam 2000, với Lời nói đầu do tác giả viết riêng cho bản dịch tiếng Việt:

Tính đến năm 2004, Trịnh Xuân Thuận đã công bố hơn 200 công trình chuyên sâu. Đặc biệt, 10 cuốn sách phổ biến khoa học do anh viết đã được dịch ra 16 thứ tiếng. Mấy năm qua, Trịnh Xuân Thuận tiếp tục in nhiều cuốn sách về vật lý thiên văn, trong đó có Nguồn gốc - Nỗi hoài niệm những thuở ban đầu, và Những con đường của ánh sáng.

Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Moron của Viện Hàn lâm Pháp. Và, mới đây nhất, ngày 5/12/2009, UNESCO tặng anh Giải thưởng Lớn Kalinga về phổ biến khoa học.

Quỳnh Anh (TH)