Là một phóng viên thể thao cách đây hơn chục năm nhân dịp ông Mai Đức Chung cầm quân vào thi đấu ở sân Vinh trong lúc cả nước đang kỷ niệm chiến thắng 30-4. Gặp lại ông Chung tôi nhắc lại chuyến du đấu đặc biệt của đội Tổng cục đường sắt ( TCĐS) , lúc đó chúng tôi được giao nhiệm vụ làm công tác bảo vệ. Ông Chung cho rằng đây là chuyến du đấu suốt đời không thể nào quyên của tôi. Khi đội tập huấn ở nước ngoài về được Tổng Công đoàn Việt Nam giao nhiệm vụ đặc biệt đi thi đấu phục vụ đổng bào miền Nam sau 30 năm đất nước chia cắt. Từ anh Vũ Hạng chỉ đạo viên đến từng cầu thủ trong đội ai cũng vô cùng xúc động. Toàn đội hăng say luyện tập thể lực, chuyên môn. Đầu tháng 10/ 1976 đội lên đường. Khi máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất một cảnh tượng nồng ấm đông đảo các ban ngành, cầu thủ các đội bóng ở T.P HCM, đồng bào chờ đón đội. Họ đón đội với một tình cảm chân thành. Trong đội ai cũng phấn khởi yên tâm. Nhiều người hâm mộ ôm lấy từng cầu thủ, xem có khỏe không, như người thân trong gia đình.
Buổi sáng vào T.P HCM, buổi chiều toàn đội ra sân Thống Nhất tập, đồng bào ngồi xem kín cả sân, không khí không khác gì một trận đấu. Nhiều người nói với anh em trong đội: “ Các chú trẻ, khỏe, dễ thương lắm, nhưng thua là cái chắc. Các đội Hải Quan, Cảng Sài Gòn ( CSG) có nhiều cầu thủ giỏi như: Tam Lang, Tư Lê, Cù Hè, Cù Sinh, Thà, Ngôn”.
Chiều hôm sau đội thi đấu với đội CSG. Mặc dù chiều tối mới thi đấu nhưng 12 giờ trưa khán giả ngồi kín cả sân, không còn một chỗ trống. Hàng nghìn người có vé mà không vào được sân. Khán giả leo lên cả cột điện, cây xung quanh sân vận động, anh em làm công tác bảo vệ phải đi nhắc nhớ từng người cẩn thận, đảm bảo an toàn. Sân đông là vậy nhưng khán giả trật tự, cổ vũ nhiệt tình.
Chưa bao giờ gặp nhau nên mấy phút đầu hai đội thăm dò lối đá, chiến thuật của nhau. Đội TCĐS thấy đối phương chơi thiên về cá nhân, nặng phô diễn kỹ thuật. Lúc đó đó đội TCĐS áp dụng lối đá áp sát nhanh, kèm chặt, tranh cướp bóng tích cực, phối hợp tập thể. Nên các cầu thủ đội CSG tuy có tố chất kỹ thuật, không phát huy được. Mỗi hiệp đội TCĐS ghi 1 bàn thắng. Trận đấu mãn nhãn người xem. Khán giả Sài Gòn trầm trồ khen ngợi. Đặc biệt họ thích lối đá không rườm rà, biến hóa, có hiệu quả của TCĐS.
Hôm sau đội lên đá với đội Tây Ninh. Ở đây đội được đón tiếp còn hơn ở T.P HCM. Xe kèn trống đi trước, xe chở đội bóng đi sau, tiếp là nhiều xe ô tô, xe gắn máy kéo dài thành đoàn. Sân Tây Ninh không được như sân Thống Nhất, chưa có khán đài, chỗ ngồi cho khán giả. Bộ đội bảo vệ hướng dẫn bà con ngồi ngoài đường biên. Khán giả chấp hành rất nghiêm. Lối đá của đội Tây Ninh chẳng khác đội CSG là mấy, nhưng kỹ thuật và hợp đồng thì không bằng đội CSG nên đội không gặp khó khăn. Đội thắng đội Tây Ninh 2-0.
Sau đó đội xuống thi đấu với đội Cần Thơ và Đồng Tháp. Sân Cần Thơ và Đồng Tháp nhiều cát hơn, lối chơi của 2 đội cũng giống đội Tây Ninh. Đội thắng đội Cần Thơ 3-0, thắng đội Đồng Tháp 3-1. Rồi quay về T. P HCM đá với Hải Quan trận cuối cùng. Khán giả T.P HCM càng háo hức bởi đội CSG rất mạnh mà thua, đội Hải Quan nhất định gặp khó khăn. Nên khán giả càng đông. Kết thúc trận đấu đội thua Hải Quan 2-1. Nhưng khán giả trên sân đều cho rằng nếu trọng tài không thiên vị là Hải Quan thua. Người hâm mộ khâm phục đội TCĐS kỷ luật trên sân nghiêm, mặc dù bị xử ép, thậm chí xử phạt không đúng nhưng không có một cầu thủ nào phản ứng thái quá. Trận đấu tính cống hiến rất cao. Còn đội TCĐS trận thua đó họ cảm thấy hài lòng, bởi khán giả là người, đánh giá, nhận xét rất đúng.
Đội TCĐS để lại trong lòng người hâm mộ bóng đá miền Nam một ấn tượng vô cùng tốt đẹp, làm cho tình đoàn kết Bắc- Nam càng thắt chặt hơn. Chuyến du đấu cách đây đã 41 năm không biết đội TCĐS nay ai còn, ai mất. Nếu ai còn sống họ không thể quên chuyến du đấu đặc biệt, phục đồng miền Nam sau 30 đất nước chia cắt rất thành công.
Bài và ảnh: Hải Hưng