<!-- st1\:*{behavior:url(#ieooui) } --> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> <!-- /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} --> Trong đoàn, ngoài cán bộ quân đội còn có đại diện của nhiều bộ, ngành Trung ương như Ủy ban QP-AN của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ NN và PTNT, Bộ Công an... Đoàn đã tới hơn 10 đảo, điểm đảo, nhà dàn DK1 ngoài khơi xa và thềm lục địa; phóng viên báo CCB Việt Nam đã tiếp xúc và ghi lại cảm nhận của một số cán bộ trong Đoàn:
Thiếu tướng Nguyễn Kim Khoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban QP-AN Quốc hội có dáng người cao, gầy và rắn rỏi. Ở ông, tác phong vị tướng chiến trường nhiều hơn vẻ khoan thư của một ông nghị. Ông nguyên là Phó tư lệnh Quân khu 2, năm 2004, ra Trường Sa lần thứ nhất, trở về đêm ngủ thường giật mình nhớ tới anh em ngoài đảo còn nhiều gian khó. Lần này, lên đảo nào cũng vậy, sau lễ đón là ông băm bổ đi mọi nơi, sẵn sàng giúp bộ đội mọi việc như mang ghế ngồi, tự tìm nước uống, vỗ vai thăm hỏi mọi người, dạo này các em sống sao? Ông cho biết: Đi lần này chúng tôi có 7 đại biểu Quốc hội, ai cũng xúc động trước cuộc sống và nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ hải quân. Áp lực bảo vệ Tổ quốc rất nặng nề và khẩn trương về vùng chủ quyền và quyền chủ quyền để phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh trên các vùng biển đảo của cả nước. Chúng ta cần làm chủ đảo để làm chủ vùng biển, quy hoạch thế trận phòng thủ và quy hoạch khu vực kinh tế biển đảo. Cần lấy đoàn kinh tế quốc phòng, khu kinh tế quốc phòng làm nòng cốt cho nhân dân phát triển kinh tế biển đảo và xây dựng môi trường giao thương quốc tế trên biển Đông.
Theo hẹn, Đoàn công tác về đến vùng mỏ Bạch Hổ, chúng tôi mới gặp Đại tá Vũ Mạnh Hà, Phó cục trưởng Cục Cán bộ, kiêm Trưởng ban kiểm tra Công tác đảng, công tác chính trị của Đoàn, bên ly cà phê thơm phức. Đại tá tâm sự: Dù xa đất liền, xa sự chỉ đạo của trên, điều kiện sống khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm bộ đội chỉ có lên bờ, xuống biển, một bức thư, cuộc điện thoại cũng là của chung, con gà, gốc rau cũng là niềm tâm sự; Mỗi đảo lại gồm nhiều đối tượng khác nhau như cán bộ cao cấp, trung cấp, sơ cấp, QNCN, chiến sĩ, nhiều binh chủng… Nhưng các nhiệm vụ, trong đó có công tác đảng, công tác chính trị triển khai rất kịp thời, thể hiện ở nhận thức chính trị tư tưởng, mọi người xác định rõ nhiệm vụ, đoàn kết, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cao; đảo Sơn Ca quan sát, phát hiện gần 1.300 lượt mục tiêu, trong đó trên 700 lượt mục tiêu là tàu thuyền nước ngoài; đảo Song Tử Tây, 4 lần dùng xuồng CQ xua đuổi táu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền, mỗi lần đẩy đuổi hơn 4 giờ đồng hồ, vì đuổi nơi này, họ vòng ra chỗ khác, lại bất đồng ngôn ngữ nên vẫn phải kiên trì và giữ đúng đối sách. Năm nào mỗi đảo cũng kết nạp từ 2-6 đảng viên mới, tỷ lệ lãnh đạo trung bình đạt 68%. Phân tích chất lượng đảng viên đạt 80-85% hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các cấp bộ đảng đang chuẩn bị văn kiện đại hội, phấn đấu cuối tháng 4 đại hội xong cấp chi bộ. Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục làm theo, nhiều cán bộ 10 năm ở đảo, 5 năm ở nhà dàn, vẫn bám trụ kiên cường. Những hôm trời yên, biển lặng bộ đội thường ra bờ sóng ngóng trông, mong mỏi được nhìn thấy một chiếc tàu mang quốc kỳ Việt Nam trên biển cho đỡ nhớ. Thấy thì reo hò, vẫy gọi, sẵn sàng nhường cơm, nhường nước ngọt, thuốc men, giúp đỡ tận tình…
Tối ngày 12-4, tàu thả neo trên biển Trường Sa Lớn, mọi người lên sân boong phía trước ăn bữa cơm với hải sản mà các tàu HQ khác sang cho, gọi là Đoàn trưởng khao. Khi đã về đêm, tầm nhìn chỉ trong khoảng sáng của ánh điện, biển và trời như hòa vào nhau đen thẫm, thì lễ sinh nhật của phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Bộ NN và PTNT cũng bắt đầu. Sau lời giới thiệu của Đoàn phó, Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hoà, Phó chính ủy Quân chủng Hải quân, chị Xuân Thu ngập ngừng bước lên, quà tặng chỉ có một chiếc vỏ ốc to gần như quả bóng đá. Bỗng ai đó dè dặt cất lên những nốt nhạc đầu của bản nhạc không lời bài “Chúc mừng sinh nhật”, thế rồi gần 200 con người cùng hứng khởi hát theo bằng nhiều thứ giọng và các cung bậc khác nhau, át cả tiếng sóng, át cả tiếng gió, mặc cho biển rùng rùng trồi thụt. Chị Xuân Thu cứ ôm chiếc vỏ ốc mà khóc. 50 năm trước chị cất tiếng khóc chào đời, nay chị khóc vì sự quan tâm của Đoàn công tác, của những người linh hải quân, giữ trùng khơi của Tổ quốc thân yêu. Chị nới về Trường Sa: Thực tế hàng năm, vẫn có một số vốn để đánh giá nguồn thủy, hải sản của biển Đông, nhưng nó quá ít và không thường xuyên. Bộ NN và PTNT đang trình Chính phủ chính sách hỗ trợ hàng ngàn tỷ đồng cho ngư dân khu vực Trường Sa với nhiều hạng mục như xây dựng cơ sở hạ tầng, trung tâm nghiên cứu, trạm thu mua hải sản, cung cấp nước đá, nước ngọt, khu ăn nghỉ, nơi tránh bão, hỗ trợ xăng dầu, sửa chữa tàu thuyền, thông tin liên lạc… Sau chuyến đi này, Viện chúng tôi tham gia nghiên cứu, điều tra, quy hoạch ngư trường Trường Sa với 3 vùng thuỷ sản riêng biệt là vùng bảo tồn, vùng bảo vệ và vùng nuôi sinh thái. Nhà nước cần có chính sách đặc thù cho Trường Sa, khuyến khích đầu tư của các bộ, ngành, tiến tới mở thương trường quốc tế hay chợ hải sản để thu hút tàu thuyền, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đến lúc đó Trường Sa sẽ là trung tâm, là khu vực kinh tế biển lớn của cả nước.
Trường Sa không xa và đang cựa mình thức tỉnh với những khát vọng cháy bỏng của ngàn đời.
Bài và ảnh: Kiều Tô