
Triển lãm giới thiệu 450 kỷ vật trong số 5.300 kỷ vật Cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu “Những kỷ vật kháng chiến” đã tiếp nhận. Mỗi kỷ vật là một câu chuyện cảm động về tình yêu của người lính với tổ quốc và nhân dân, thể hiện sự thương yêu đùm bọc, chở che của nhân dân đối với bộ đội. Triển lãm khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngày 1-11. Cuộc vận động do Tổng cục Chính trị phối hợp với Hội CCB Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phát động từ tháng 7-2008. Đến nay, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Bảo tàng Quân khu 5, 7, 9 đã tiếp nhận 5.300 kỷ vật. Đơn vị tặng nhiều kỷ vật kháng chiến nhất là Bộ Tư lệnh Hải quân, Nhà máy Z-117 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), và cựu nữ thanh niên xung phong các tỉnh Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định. Người tặng nhiều kỷ vật kháng chiến nhất là đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; Trung tướng Đặng Kinh, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Đại tá, Phó giáo sư, bác sỹ Vũ Quang Bích, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103. Người hiến tặng nhiều bức thư thời chiến nhất là Đại tá, bác sỹ Nguyễn Văn Ích, Học viện Quân y, với 321 lá thư của hai vợ chồng gửi từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc, từ năm 1962-1975. Người nước ngoài tặng nhiều kỷ vật nhất cho cuộc vận động là ông Prunier, cựu chiến binh Mỹ, thành viên của Nhóm con Nai, sang Việt Nam giúp Bác Hồ huấn luyện quân sự từ tháng 7 năm 1945. Kỷ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa là 10 thanh kiếm có niên đại Thế kỷ VI - VII và 101 loại tiền đồng Việt Nam và tiền nước ngoài với nhiều mệnh giá phát hành từ năm 1945- 1985, của ông bà Dương Phú Hiến và Phan Thị Loan trú tại số nhà 380 Âu Cơ, cục 4, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Hiện vật nặng nhất là bức tượng đồng của cố Thiếu tướng Trần Tử Bình do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và gia đình Thiếu tướng hiến tặng. Hiện vật dài nhất là vỏ quả thủy lôi bộ đội hải quân sử dụng đánh tàu Ma đốc Mỹ ngày 5-8-1964. Kỷ vật kháng chiến xúc động nhất là nậm rượu, đĩa, lọ lấy từ bàn thờ liệt sỹ Phùng Chí Kiên tại quê nhà Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là người chỉ huy Đội Cứu quốc quân, hy sinh năm 1941 tại Bắc Kạn. Ngoài ra còn có những bức thư của Anh hùng liệt sỹ bác sỹ Đặng Thùy Trâm gửi cho người yêu là Khương Thế Hưng và thư của Khương Thế Hưng gửi đồng đội. Cuộc vận động do Tổng cục Chính trị phối hợp với Hội CCB Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phát động từ tháng 7-2008. Đến nay, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Bảo tàng Quân khu 5, 7, 9 đã tiếp nhận 5.300 kỷ vật. Đơn vị tặng nhiều kỷ vật kháng chiến nhất là Bộ Tư lệnh Hải quân, Nhà máy Z-117 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), và cựu nữ thanh niên xung phong các tỉnh Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định. Người tặng nhiều kỷ vật kháng chiến nhất là đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; Trung tướng Đặng Kinh, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Đại tá, Phó giáo sư, bác sỹ Vũ Quang Bích, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103. Người hiến tặng nhiều bức thư thời chiến nhất là Đại tá, bác sỹ Nguyễn Văn Ích, Học viện Quân y, với 321 lá thư của hai vợ chồng gửi từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc, từ năm 1962-1975. Người nước ngoài tặng nhiều kỷ vật nhất cho cuộc vận động là ông Prunier, cựu chiến binh Mỹ, thành viên của Nhóm con Nai, sang Việt Nam giúp Bác Hồ huấn luyện quân sự từ tháng 7 năm 1945. Kỷ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa là 10 thanh kiếm có niên đại Thế kỷ VI - VII và 101 loại tiền đồng Việt Nam và tiền nước ngoài với nhiều mệnh giá phát hành từ năm 1945- 1985, của ông bà Dương Phú Hiến và Phan Thị Loan trú tại số nhà 380 Âu Cơ, cục 4, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Hiện vật nặng nhất là bức tượng đồng của cố Thiếu tướng Trần Tử Bình do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và gia đình Thiếu tướng hiến tặng. Hiện vật dài nhất là vỏ quả thủy lôi bộ đội hải quân sử dụng đánh tàu Ma-đốc Mỹ ngày 5-8-1964. Kỷ vật kháng chiến xúc động nhất là nậm rượu, đĩa, lọ lấy từ bàn thờ liệt sỹ Phùng Chí Kiên tại quê nhà Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là người chỉ huy Đội Cứu quốc quân, hy sinh năm 1941 tại Bắc Kạn. Ngoài ra còn có những bức thư của Anh hùng liệt sỹ bác sỹ Đặng Thùy Trâm gửi cho người yêu là Khương Thế Hưng và thư của Khương Thế Hưng gửi đồng đội. THANH HƯƠNG