
Thế nhưng ngày 1-2 vừa qua, quốc gia này chính thức tuyên bố bỏ cuộc, vì ngân sách mà Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) trình bày trước Quốc hội không còn khoản tài trợ cho chương trình không gian của Cơ quan vũ trụ hàng không Mỹ (NASA), khiến cho cục diện của cuộc chạy đua hoàn toàn bị đảo lộn. Giờ đây trong số những ứng viên xếp hàng để giành chức vô địch cuộc môn chạy đua lên cung trăng chinh phục chị Hằng có Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên trong cuộc thi đua này, hai cường quốc vừa xuất hiện trên đấu trường không có cùng trọng lượng.
Trung Quốc có được một số thuận lợi so với Ấn Độ. Năm 2007 Trung Quốc đã thành công với chuyến bay đầu tiên vòng quanh mặt trăng. Và ngày nay quốc gia này đang dấn thân vào những cuộc mạo hiểm đưa người lên mặt trăng. Năm ngoái, Bắc Kinh đã công khai cho biết đến năm 2025 người Trung Quốc đầu tiên sẽ đặt chân lên mặt trăng.
So với Trung Quốc, Ấn Độ có những bước đi chậm chạp hơn. Cơ quan không gian của Ấn Độ (ISRO) chưa nắm vững kĩ thuật của các chuyến bay có phi hành đoàn. Đến nay Niu Đê-li mới chỉ gửi đi một vệ tinh thăm dò bay quanh Mặt trăng vào năm 2009. Nhưng chuyến bay này đã đem lại một đóng góp khoa học: đó là việc khám phá một phân tử của nước trên mặt trăng. Tham vọng của cơ quan không gian ISRO là đến năm 2025 sẽ đưa một nhà du hành vũ trụ Ấn Độ lên mặt trăng.
Giới phân tích cho rằng, để thực hiện được thách thức này, Niu Đê-li sẽ có sự hợp tác chặt chẽ với Nga. Cơ quan không gian Nga Roskosmos cho biết, họ sẽ bán cho Ấn Độ một tàu vũ trụ Soyouz vào năm 2013 để huấn luyện một đoàn phi hành gia Ấn Độ trước khi thực hiện thử thách một chuyến bay theo quỹ đạo vòng quanh trái đất vào năm 2015.
Theo QĐND
A. Hoàng