Nguyên nhân:

Không tuân thủ phác đồ điều trị: Không ít bệnh nhân tự ý ngừng sử dụng thuốc khi triệu chứng đã hết (nhưng vi khuẩn HP vẫn chưa hết) hoặc vì một lý do khách quan nào đó mà quên uống. Chính những điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn HP tiếp tục tồn tại và sản sinh ra cơ chế kháng thuốc.

Uống không đúng giờ, uống không đúng liều lượng, uống sai cách cũng là những nguyên nhân khiến vi khuẩn HP kháng thuốc.

Lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh khác: Trong quá trình điều trị các bệnh thông thường như viêm họng, cảm cúm… người bệnh đã sử dụng quá nhiều thuốc trị vi khuẩn HP kháng sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tiếp xúc với các loại kháng sinh mà lẽ ra có thể tiêu diệt được chúng, khiến chúng “quen”, và tự sản sinh được cơ chế “né” thuốc.

Vi khuẩn HP kháng thuốc có nguy hiểm không?

Một số nguyên nhân kể trên dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, khiến khuẩn HP trở nên mạnh hơn. Điều này không những khiến việc loại bỏ chúng khó khăn hơn mà còn ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa và tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý nguy hiểm như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày… Càng để lâu, việc phát hiện khuẩn HP kháng thuốc càng trở nên khó khăn. Người bệnh sẽ không bao giờ thoát khỏi những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu, các ổ viêm loét ở dạ dày không được kiểm soát sẽ dẫn tới xuất huyết phải cấp cứu ngoại khoa và cuối cùng là ung thư.

Tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc đang ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy, ngay khi được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn HP, người bệnh nên chủ động thăm khám, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, theo dõi suốt quá trình điều trị để kịp thời nắm bắt, thay đổi phương hướng điều trị sao cho có hiệu quả cao nhất.

                                                                                                       Minh Anh