Chương 1: Quy định chung
Điều 3: Nguyên tắc tổ chức tang lễ:

  • Tổ chức tang lễ đối với người hy sinh, từ trần thể hiện sự tri ân, trân trọng, ghi nhận của Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với công lao, cống hiện của họ trong quá trình công tác, hoạt động cách mạng, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Tổ chức tang lễ phải trang trọng, văn minh, kế thừa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế; từng bước loại bỏ những tập quán lạc hậu; tránh phô trương lãng phí. Khuyến khích tổ chức lễ tang theo các hình thức hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương.
    Chương V: Lễ tang đối với quân nhân nghỉ hưu cấp bậc từ Đại tá trở xuống.
    Điều 27: Đơn vị Quân đội phối hợp tham gia tổ chức Lễ tang:
    Quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng nghỉ hưu từ trần không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 26, Thông tư này, do cấp ủy, chính quyền địa phương chủ trì, phối hợp gia đình tổ chức Lễ tang theo quy định tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP. Đơn vị Quân đội phối hợp tham gia tổ chức Lễ tang như sau:
  1. Đơn vị cũ (ở gần) và cơ quan quân sự địa phương sở tại cử cán bộ tham gia Ban Tổ chức Lễ tang và phối hợp tổ chức Lễ tang.
  2. Nội dung phối hợp tổ chức Lễ tang:
  • Lễ tang tổ chức tại nhà tang lễ, nếu có điều kiện thì có thể vận dụng thực hiện một số nội dung theo nghi thức quân đội, như: Tiêu binh, túc trực linh cữu, đơn vị danh dự, do cơ quan quân sự địa phương tham mưu, đề xuất và phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; bảo dảm phù hợp với tình hình cụ thể và điều kiện, khả năng của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
  • Lễ tang tổ chức tại gia đình: Thực hiện theo phong tục của địa phương; cơ quan quân sự địa phương và đơn vị cũ (nếu ở gần) tổ chức đoàn viếng.
    PV