Hội nghị có sự tham dự của Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono cùng nhiều lãnh đạo nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và 600 doanh nghiệp đến từ hơn 40 quốc gia.

Trong phiên họp kín WEF Đông Á bàn về việc thúc đẩy sáng kiến "Tầm nhìn mới về nông nghiệp ở Đông Á"; tập trung thảo luận về các mô hình sáng kiến hợp tác và xác định các cơ hội để triển khai sáng kiến "Tầm nhìn mới về nông nghiệp ở Đông Á"; thông qua các giải pháp thị trường nhằm xây dựng nền nông nghiệp có khả năng bảo đảm an ninh lương thực bền vững về môi trường và có lợi về kinh tế. Bên lề phiên làm việc, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono và tiếp xúc với CEO của tập đoàn Unilever, Pauman.

Ngày 12/6, WEF Đông Á tiếp tục phiên họp làm việc toàn thể với chủ đề : “Đối phó với các thách thức toàn cầu hóa mới”, tập trung vào chủ đề xử lý các nguy cơ gây ngừng trệ ở cấp độ toàn cầu, trong đó có các cơ chế xử lý rủi ro của châu Á; tập trung thảo luận về các biện pháp của khu vực để xử lý những vấn đề rủi ro toàn cầu, bao gồm sự mất cân đối kinh tế toàn cầu, các thảm họa tự nhiên, việc phá hoại rừng và sự đa dạng sinh học.

Hữu Tuấn (TH)