Livescience đưa tin Tina Santl Temkiv, một nhà hóa học môi trường của Đại học Aarhus tại Đan Mạch, cùng các đồng nghiệp thu thập thu thập những tinh thể băng khi chúng rơi từ mây bão trong những trận mưa đá tại Slovenia. Sau khi phân tích thành phần những viên tinh thể băng, họ phát hiện nhiều chủng vi khuẩn sống trên cây và các hợp chất hóa học trong đất.
Một số chủng vi khuẩn tạo ra những sắc tố màu hồng - thứ giúp chúng chống những tia cực tím trong bầu khí quyển. Vài chủng vi khuẩn là tác nhân để tinh thể băng hình thành. Khi kích thước của tinh thể băng tăng tới một mức nào đó, chúng sẽ rơi dưới dạng những giọt mưa (nếu nhiệt độ môi trường cao) hoặc bông tuyết (nếu nhiệt độ môi trường thấp).
"Phát hiện của chúng tôi cho thấy vi khuẩn có thể tác động tới thời tiết và tạo mưa. Chúng có thể tồn tại trong mây, sinh sôi và làm thay đổi thành phần hóa học của mây cũng như không khí", Temkiv lập luận.
Theo Vnexpress
(TH)