Đồng bào Thái chủ yếu làm ruộng lúa nước, có chữ riêng, có nền văn hóa đặc trưng, đa dạng, phong phú, có nhiều phong tục đẹp trong giao tiếp đầy tính nhân văn, hòa thuận, có cách dạy người sống thảo hiền, nhân đức vì cả cộng đồng xã hội, với một quan niệm rất khoa học: Con người được cấu tạo sinh ra từ các tố chất khác nhau, dù chung mẹ sinh ra nhưng mỗi người một tính, nên phải có cách răn dạy khác nhau. Điều đó được khái quát bằng một câu dễ thuộc, dễ nhớ nhưng đồng thời cũng mang tính triết lý cao: “Dạy chó bằng lời, dạy người bằng mắt” (mắt trong câu là tính từ: quan sát, xem xét, cân nhắc…NV); “Phải dạy con từ thuở còn thơ, phải dạy Người suốt cả đời không hết”; “Mưa dầm thấm lâu”.
Thậm chí đồng bào Thái còn thông qua các phong tục tập quán để dậy giỗ con cháu: “Phải sống có ích cho gia đình, làng bản, thì khi lên “rừng ma” (nghĩa địa NV) mới vẫn để lại được hồn thơm ở bản”... Già làng, trưởng bản thường răn dậy con cháu: “nếu là người xấu, ươn hèn, biếng nhác thì tựa con hổ trên rừng, con sói trên núi”. Hay bằng những lời nói có vần, có điệu; bằng lối truyền khẩu Người Thái đã truyền cho con cháu những lời răn dạy khôn ngoan, đúng đạo lý làm người, để ai cũng trở thành “Con yêu của nhà, cháu ngoan của bản”, người người nhập tâm, ghi lòng tạc dạ không quên và đều tự giác làm theo) như bài răn dạy chung cho thế hệ trẻ, đại ýù: Trai tài, gái đảm là vốn quý của Bản. Vì đó là sức mạnh chiến thắng giặc dã, thiên tai, thú rừng, ốm đau, dịch bệnh…
TÂM NHÂN (st)