Theo thiết kế của chủ đầu tư kiêm tư vấn thiết kế là Cty cổ phần đầu tư Lạc Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội), dự kiến khởi công ngày 21-11 tới, nhận thấy đã “làm biến dạng một cách cơ bản, không còn tính nguyên bản của di tích, vi phạm rất nghiêm trọng luật Di sản văn hóa”. Theo Luật DSVH, khu vực này phải được bảo vệ nguyên trạng. Khu vực II (tiếp giáp khu vực I) có thể tôn tạo để phát huy giá trị, nhưng không làm ảnh hưởng kiến trúc, cảnh quan và môi trường di tích. Nếu là di tích quốc gia, phải được Bộ VH-TT&DL phê duyệt. Việc tôn tạo, theo thiết kế, một số hạng mục quan trọng nhất sẽ xây mới, thậm chí bị phá bỏ đều nằm trong khu vực bảo vệ I của di tích (vùng có yếu tố gốc cấu thành di tích). Phần mộ nguyên bản xây xi măng, quét vôi, nay sẽ ốp đá granite, xây bệ bao quanh và tôn cao 45cm. Phá bỏ ngôi thủ kỳ một cột (nơi thắp hương, đặt hoa quả thờ cúng từ nhiều năm qua), thay bằng đắp lư hương lớn. Nối tấm bia thành bức tường dài, hai bên đắp các chữ Hán cỡ lớn: “phúc”, “đức”. Phá bỏ tam quan cổng, thay bằng cổng sắt kiểu dinh thự. Đoạn bậc thang cuối con đường từ cổng lên mộ quá dốc, trở ngại người cao tuổi, không có lối cho xe lăn…
Trao đổi với báo chí, nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình chủ trương tôn tạo, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật DSVH. Đề xuất nên sửa sang đường sá, làm bãi đậu xe… thuận lợi khách thăm viếng. Đặc biệt, không “phô trương” tốn kém sẽ làm xa lạ với cốt cách giản dị, thanh bạch, dễ gần, dễ mến của Yersin trong ký ức người dân, trái với di chúc của ông (“Không tổ chức linh đình, kèn trống rùm beng. Không điếu văn, điếu từ. Mộ làm bình thường, đừng làm to tốn kém”).
Trần Công Thi