. Vì vậy, khi dự án “Xây dựng mô hình trình diễn mở rộng xử lý rơm, rạ làm phân hữu cơ vi sinh góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường” được chào đón và phụ nữ được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, mạnh dạn đứng ra đảm nhiệm mô hình.

Tham dự một buổi đánh đống và ủ rơm, rạ của phụ nữ chi hội Văn Tảo (xã Thanh An), được biết quy trình, kinh nghiệm: rơm, rạ sau thu hoạch được gom vào một địa điểm thuận lợi cho việc ủ (nếu được vò đập nát hoặc băm chặt nhỏ là tốt nhất). Tưới nước để rơm, rạ đạt độ ẩm 80 - 90%, sau đó rải rơm, rạ theo từng lớp, mỗi lớp dày khoảng 30 - 40cm. Chế phẩm vi sinh và đạm được pha loãng với nước sạch, cứ mỗi lớp rơm, rạ thì tưới một lượt, đồng thời rắc một lớp mỏng lân NPK và bổ sung một lớp bèo tây tươi để đảm bảo giữ độ ẩm cho đống ủ. Đống ủ sau khi đánh xong được phủ nilon kín để giữ độ ẩm và giữ nhiệt. Nhiệt độ thường xuyên của đống ủ phải đảm bảo là 45 - 50 độ C, độ ẩm là 85 - 90%. Sau khi ủ 10 - 15 ngày thì tiến hành kiểm tra theo dõi và đảo trộn. Trong đợt đảo ủ này cũng cần tưới bổ sung dung dịch đạm với liều lượng 0,1kg/1tấn rơm, rạ và 10 ngày sau lại tiếp tục đảo ủ một lần nữa. Sau 45 - 50 ngày rơm, rạ đã phân huỷ thành phân ủ hữu cơ, có thể sử dụng vào việc bón lót cho cây trồng. Tuy nhiên từ kinh nghiệm thực tế bà con cho rằng nếu để được dài ngày (trên 2 tháng) thì phân sẽ “ngấu” hơn, tốt nhất là ủ rơm, rạ vụ chiêm để bón cho vụ mùa và ngược lại.

Tác dụng của nguồn phân hữu cơ ủ từ rơm, rạ làm cho người nông dân tiết kiệm được một khoản tiền khi giảm lượng phân bón vô cơ phải mua, trong đó phân hữu cơ vi sinh góp phần cải tạo đất, cây trồng ít bệnh và tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng. Những mô hình xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ vi sinh hay sáng kiến ủ bèo tây làm phân xanh của phụ nữ Thanh Hà xứng đáng được gọi là những “Mô hình xanh”.

Dương Sơn (Nguồn: Hội Phụ nữ Việt Nam)