Với sự tư vấn đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, dự án nhà máy Chế biến gỗ và ván sợi công nghệ MDF được xây dựng trong khuôn khổ dự án “ Xây dựng nhà máy chế biến gỗ và phát triển rừng bền vững tại Nghệ An “ với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, gồm: Nhà máy chế biến gỗ thanh với tổng mức đầu tư 150 triệu USD, công suất 8.800m3/năm, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong vòng 6 tháng kể từ ngày khởi công; Nhà máy chế biến ván sợi MDF với tổng mức đầu tư 350 triệu USD, công suất 400.000m3/năm được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: 130.000m3/năm (mức đầu tư 100 triệu USD), dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý I năm 2014; giai đoạn 2 là 270.000m3/năm, hoạt động vào năm 1017. Theo ông Chrittoph Ludaescher, giám đốc Công ty cổ phần Lâm nghiệp . Tháng Năm, Chủ đầu tư dự án cho biết: điểm nổi bật của Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An là “ Sự kết hợp tài tình giữa 2 công nghệ chế biến gỗ thanh và gỗ ván sợi MDF “. Nhà máy chế biến gỗ thanh sử dụng nguyên liệu là những phần có giá trị nhất của cây gỗ và nhà máy ván sợi MDF sử dụng nguyên liệu là các phụ phẩm còn dư lại trong quá trình chế biến gỗ thanh để tạo thành các tấm ván sợi chất lượng cao. Phương pháp này cho phép sử dụng gần như tất cả các phần của cây gỗ nhờ đó tối ưu hoá nguồn nguyên liệu.
Theo bà Thái Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á, đơn vị tư vấn đầu tư cho dự án: Nhờ áp dụng các công nghệ tiên tiến và sử dụng dây chuyền thiết bị đồng bộ hiện đại có xuất xứ 100% từ Châu Âu, các sản phẩm gỗ của nhà máy sẽ có chất lượng đẳng cấp thế giới, có thể cạnh tranh ở các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật và EU. Với phương châm sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới kết hợp với trí tuệ và nguyên liệu sẵn có của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã tư vấn cho dự án lựa chọn các đối tác có kinh nghiệm và uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chế biến gỗ. Đơn vị cung cấp thiết bị sản xuất ván sợi MDF là công ty Diffenbacher của Đức, hiện là công ty số một của thế giới về thiết bị chế biến gỗ. Đơn vị thiết kế là công ty NewCC đến từ Nhật Bản, và đơn vị quản lý dự án là công ty Royal Haskoning đến từ Hà Lan.
Bà Hương nhấn mạnh: Dự án đi vào hoạt động với kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tỷ suất sinh lợi lớn và đóng góp lớn vào nguồn thu Ngân sách tỉnh Nghệ An. Với thiết bị, công nghệ và quy trình quản lý hiện đại, nhà máy sẽ là một mô hình điểm về phát triển kinh tế rừng bền vững kết hợp với việc bảo vệ và cải thiện môi trường, cũng như mang tới nhiếu lợi ích kinh tế - xã hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu nhập cho nông dân tại khu vực phía Tây Nghệ An.
Cách đây hơn 3 năm, cũng tại mảnh đất Nghĩa Đàn này, Tập đoàn TH, với sự tư vấn của Ngân hàng Bắc Á, đã đặt những viên gạch đầu tiên cho hệ thống trang trại nuôi bò sữa hiện đại bậc nhất Châu Á. Sau đó 1 năm, dòng sữa tươi sạch TH True Milk, được sản xuất theo quy trình khép kín chuẩn quốc tế ngay trên đồng ruộng quê hương, đã tạo nên một cuộc cách mạng sữa tươi sạch và được người tiêu dùng cả nước nồng nhiệt đón nhận.
Vì vậy, một lần nữa với sự tư vấn đầu tư của Ngân hàng TMCP Bắc Á, dư luận tin tưởng nhất định dự án “ Xây dựng nhà máy chế biến gỗ và phát triển rừng bền vững tại Nghệ An “ sẽ thành công.
Nhóm PV