Chính vì vậy, đường vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở có thể đi trên cao hoặc dưới thấp và không phải đập phá cầu vượt tại Ngã Tư Vọng. Còn nút giao thông Ngã Tư Sở được làm từ nguồn vốn viện trợ của nước ngoài, bên dưới có hệ thống đường bộ, trên cao có cầu vượt nên từ đây lên đường vành đai 2 đoạn đường Bưởi, Cầu Giấy thì có thể xây vượt lên trên, đi ngầm dưới đất hoặc làm tránh sang một bên.
Tương tự, dự án đường vành đai 3 được khởi công từ năm 2000 và 4 năm sau thông cầu vượt Mai Dịch, đem lại hiệu quả lớn. Và dự án đường vành đai 3 giai đoạn 2 làm cầu cạn trên cao từ Pháp Vân nối với cầu Thăng Long để đi lên sân bay Nội Bài sẽ nối với cầu vượt Mai Dịch, không có việc đập phá cầu.
Ngày 29/6, trước thông tin về việc 3 cây cầu vượt Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Mai Dịch mới được xây dựng trị giá cả nghìn tỷ đồng có thể sẽ phải đập bỏ để làm đường vành đai 2, vành đai 3 trên cao, UBND Hà Nội đã có văn bản khẳng định, thành phố không có chủ trương phá bỏ 3 cầu vượt để xây dựng đường trên cao dọc tuyến vành đai.
Trong khi đó, TS Khuất Việt Hùng - Trưởng bộ môn Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Giám đốc Trung tâm hợp tác và giáo dục quốc tế (ĐH Giao thông Vận tải) lại cho hay, nếu làm cầu cạn vượt qua cầu vượt Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở thì không biết cách xử lý đường tiếp cận lên xuống như thế nào, phải bắt đầu đường lên xuống của cầu cạn đó ở đâu vì khoảng cách giữa 2 ngã tư không lớn.
Quỳnh Anh (TH)