Theo đó, kinh phíphục vụ cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 do ngân sách Trung ương bảo đảm. Kinh phí phục vụ cho công tác bầu cử phải được các tổ chức, cơ quan quản lý chặt chẽ, chi tiêu theo đúng chế độ, đúng mục đích, có hiệu quả; sử dụng các phương tiện phục vụ các cuộc bầu cử trước đây hiện còn sử dụng được, huy động các phương tiện đang được trang bị ở các đơn vị phục vụ cho nhiệm vụ bầu cử đảm bảo tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước. Kết thúc bầu cử, các tổ chức, cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí phải quyết toán số kinh phí bầu cử đã sử dụng với cơ quan tài chính cùng cấp. Cùng với số kinh phí phục vụ cho bầu cử do ngân sách Trung ương đảm bảo, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, yêu cầu công việc và khả năng ngân sách; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương để phục vụ cho công tác bầu cử tại địa phương. Thông tưcũng hướng dẫn cụ thểvề nội dung chi; mức chi (ởTrung ương vàĐịa phương); Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí. Theo đó, Kinh phí phục vụ cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 được sử dụng chi cho các nội dung sau: Chi tài liệu, ấn phẩm phục vụ bầu cử; Chi cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn và chi phí hành chính cho công tác bầu cử; Chi tổ chức hội nghị; Chi cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử; Chi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát hoạt động khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử… Trong phạm vi kinh phí phục vụ bầu cử được cơ quan có thẩm quyền phân bổ và tình hình thực tế, các đơn vị và tổ chức được giao sử dụng kinh phí thực hiện bố trí kinh phí chi tiêu theo các nội dung trên đây cho phù hợp và đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-4-2011

Ngọc Hiệp(TH)