Giải Nobel Y học, được tuyên bố tại thành phố Stockholm, thuộc về hai nhà khoa học Shinya Yamanaka (Đại học Nhật Bản) và John Gurdon (Học viện Gurdon tại Cambridge, Anh) nhờ vào công trình nghiên cứu tái tạo tế bào gốc ở người trưởng thành. Ủy ban Nobel cho biết: “Bằng cách tái lập trình (hay tái tạo) tế bào con người, hai nhà khoa học này đã tạo ra một cơ hội mới để nghiên cứu các bệnh, phát triển các phương pháp tầm soát và liệu pháp trị bệnh”. Hội đồng Nobel bao gồm năm người đã đánh giá và chọn lựa những người xuất sắc nhất trong số 231 ứng cử viên để nhận giải thưởng danh giá nhất thế giới trong năm nay. Những người đoạt giải Nobel năm 2012 sẽ được nhận giải thưởng tại một buổi lễ long trọng ở thành phố Stockholm vào ngày 10.12 tới. Do khủng hoảng kinh tế nên Tổ chức Nobel đã giảm số tiền thưởng cho mỗi giải Nobel từ 10 triệu kronor xuống còn 8 triệu kronor (1,2 triệu USD). Nhà khoa học Shinya Yamanaka Sinh năm 1962, ông Yamanaka là con trai một của ông chủ nhà máy chuyên sản xuất các thiết bị máy may. Nhưng mặc dù ngành công nghiệp Nhật Bản bùng nổ vào thập niên 1970, cha ông Yamanaka khuyên ông không nên nối nghiệp gia đình, mà học tiếp để trở thành bác sĩ. Sau đó, ông Yamanaka tốt nghiệp trường y và trở thành bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Công trình nghiên cứu đoạt giải Nobel do ông Yamanaka (trưởng nhóm) phối hợp với ông Gurdon thực hiện, đưa ra liệu pháp “tái lập trình hạt nhân”, tức sử dụng một tế bào người trưởng thành được phát triển hoàn thiện trong phòng thí nghiệm để tạo ra tế bào gốc gọi là iPS. Một khi tế bào gốc này được đưa vào cơ thể, nó có thể sản sinh ra tế bào mới, giúp thay thế những tế bào bị tổn hại do bệnh tật gây ra. Nó hứa hẹn là một liệu pháp giúp chữa trị hoặc thậm chí thay thế những nội tạng đang bị suy trong cơ thể người, theo AFP. Bố già của lĩnh vực sinh sản vô tính *Nhà khoa học Anh John Gurdon, người chia sẻ giải Nobel Y học với ông Yamanaka ngày hôm nay (8.10), thường được gọi là “bố già của lĩnh vực sinh sản vô tính” nhờ vào những công trình nghiên cứu về tế bào gốc của ông. * Ông Gurdon, sinh năm 1933, trở nên nổi tiếng trong giới khoa học vào năm 1962 khi công bố nghiên cứu tìm thấy mã gien từ tế bào trong ruột con ếch và cấy tế bào này vào trứng một con ếch tạo ra con nòng nọc. Theo AFP, Ông Gurdon cho biết khi ông mới 15 tuổi, cô giáo của ông đã viết trong sổ liên lạc rằng Gurdon chỉ lãng phí thời gian nếu theo đuổi sự nghiệp trong ngành sinh học. Kể từ đó, ông luôn giữ quyển sổ liên lạc này dưới bàn để làm “niềm vui”. “Khi ở trường, tôi nuôi hàng ngàn con sâu bướm để tạo ra các con bướm mang vào lớp học, khiến cô giáo hết sức khó chịu", AFP dẫn lời ông Gurdon. Mặc cho những gì cô giáo viết trong sổ liên lạc, mẹ ông Gurdon vẫn biết được con trai của bà rất đam mê khoa học. Nhưng cha ông lại muốn ông nhập ngũ hoặc theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng. Nhưng cuối cùng, ông cũng vào Tường đại học Oxford (Anh), sau đó lấy được bằng tiến sĩ khoa học với luận văn nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản vô tính. Linh Anh (TH)
Bài liên quan
Câu lạc bộ CCB Việt Nam yêu thơ gặp mặt truyền thống
11 Th11, 2024 - 08:14
Câu lạc bộ CCB Việt Nam yêu thơ: Gặp mặt truyền thống lần thứ 6
06 Th11, 2024 - 15:26
Về xứ Thanh trảy hội đền Hàn
31 Th10, 2024 - 09:55
Mưa chân trời
24 Th10, 2024 - 14:57
“Đội quân văn hóa”
22 Th10, 2024 - 09:08
Hà Nội tháng mười - Dự cảm và Hoài cảm
10 Th10, 2024 - 14:32
Ngày về giải phóng Thủ đô
07 Th10, 2024 - 14:41
Người chèo đò với mẹ Suốt, nay được “làm vua”
27 Th09, 2024 - 14:24