Mùa hè nàm 1972, Quân giải phóng mở chiến dịch Bắc Tây Nguyên, mục tiêu là giải phóng phần lớn tính Kon Tum, trọng tâm là tiêu diệt cụm cứ điểm Đắk Tô - Tân Cảnh - căn cứ Sư đoàn bộ 22 và ngã ba Đông Dương; khi thời cơ thuận lợi giải phóng thị xã Kon Tum. Phong trào thi đua giết giặc lập công được triển khai đến từng chiến sĩ trong các đơn tham gia chiến dịch.

Xạ thủ B41 Bùi Như Lạc thuộc đại đội hỏa lực của Trung đoàn 24 rất phấn khởi khi được tham gia chiến dịch lớn này. Lạc nhập ngũ tháng 1-1971, sau khóa huấn luyện tân binh được chọn huấn luyện xạ thủ súng chống tăng B41. Kết thúc khóa huấn luyện kiểm tra bắn đạn thật xếp loại giỏi, được biên chế về đại đội hỏa lực của Trung đoàn 42. Đầu tháng 11-1971, Trung đoàn 24 hành quân vào chiến trường Tây Nguyên, đổi thành Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 320. Trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên, hai tiểu đoàn của Trung đoàn được giao nhiệm vụ cùng Trung đoàn 95B đánh cách đường 14 ở khu vực Chư Thoi, Chư Tút, chặn đứng chi viện của quân Sài Gòn từ Plei Ku lên Kon Turn,

Chiến sự càng trở nên ác liệt, khi các cứ điểm 1015, 1049 lần lượt bị tiêu diệt; căn cứ 42, nơi đặt bộ chỉ huy sư đoàn 22 thất thủ. Đường 14, con đường huyết mạch tiếp tế cho Kon Tum bị cắt đứt hoàn toàn. Quân ngụy Sài Gòn mở chiến dịch Bắc Bình Vương 7, hòng giải tỏa đường 14 chi viện cho Kon Tum đang có nguy cơ bị thất thủ; chúng tổ chức nhiều tiểu đoàn bộ binh có xe tăng yểm trợ tấn công vào các chốt của ta bên đường 14.

Xạ thủ B41 Bùi Như Lạc được giao nhiệm vụ xuống “ém” ở sờ chỉ huy tiểu đoàn bộ binh chờ thời cơ diệt xe tăng địch. Một buổi sáng đầu tháng 5-1972, đài quan sát báo về địch tổ chức tấn công vào chốt của ta, xe tăng địch đi đầu, bộ binh bám sau. Nhận lệnh, Lạc cùng xạ thủ số 2 Dương Văn Ký vận động lên chốt đồi cây mít - Lạc gọi thế vì có cây mít còn nguyên vẹn ngay trên chốt. Hai bên đường 14, địch phát quang khoảng 100m. Lên đến vị trí chiếm lĩnh trận địa cũng là lúc quân địch tấn công vào chốt. Lạc chọn vị trí thuận lợi, quan sát mục tiêu, ước tính cự ly, hướng gió, điều chỉnh thông số kính quang học, đưa mục tiêu vào điểm “chết” và bóp cò. Chiếc xe tăng địch khự lại rồi bốc cháy. Bộ đội trên trận địa chốt đồng thanh hô to: Cháy rồi!... Cháy rồi!... Chiếc đi đầu bị tiêu diệt, quân địch vẫn lao lên tạo thế bao vây trận địa ta. Xạ thủ số 2 Dương Văn Ký quan sát hướng bên trái liền gọi to: Hướng bên trái hai xe tăng đang tiến về trận địa ta! Lạc với tay lại gùỉ sau lưng lấy quả đạn lắp vào nòng súng, lao đến gần Ký. Theo hướng chỉ của xạ thủ số 2, trong tích tắc chiếc xe tăng đã nằm trong kính quang học của Lạc. Chỉ kịp thấy lửa bùng lên chiếc xe, Lạc xách súng chạy khỏi vi trí vừa bắn, vì chỗ đó đã bị lộ. Sau khi bắn quả thứ hai, tai bắt đầu ù, chỉ nghe loáng thoáng tiếng reo cháy rồi... rồi!... Đến gần cây mít cũng là lúc Lạc phát hiện chiếc thứ ba bắt đầu nhả đạn về phía trận địa ta. Nâng súng lên vai, mọi thao tác bắt mục tiêu chưa đầy 30 giây, Bùi Như Lạc đã cho chiếc thứ ba về “chầu diêm vương”. Đến lúc này chỉ huy của chúng mới nhận ra rằng có một tay súng chống tăng thiện xạ, hốt hoảng cho lùi ra ngoài tầm bắn của B41, bắn vu vơ vào trận địa ta. Ngày tiếp theo, Lạc nhận lệnh ra bám đường 14, diệt thêm hai xe GMC chở đạn và vũ khí. Cũng trong chiến dịch đánh cắt đường 14. Lạc đi phối hợp với đơn vị bạn bắn cháy thêm 2 xe tăng nữa. Tổng kết chiến dịch, Bùi Như Lạc được công nhận Dũng sĩ Diệt xe cơ giới cấp 1, cấp 2 và cấp 3, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì và Ba.

Sau chìển dịch, Bùi Như Lạc được cử đi học Trường Quân chính B3, ra trường được giữ lại làm giáo viên kỹ thuật. Năm 1977, vì bố mẹ già không người chăm sóc, Lạc xin xuất ngũ. Đúng 1 năm sau, chiến tranh biên giới sắp nổ ra, Lạc tái ngũ, làm Đại đội trưởng đại đội hỏa lực hỗn hợp của Trung đoàn 782, Sư đoàn 323, Đặc khu Quảng Ninh. Ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc tấn công các tỉnh biên giới Việt Nam, đài quan sát phát hiện quân Trung Quốc đang ghép phà chở quân vượt sông Bắc Luân. Trận địa quá gần mục tiêu, Đại đội trưởng Lạc cho xe nhanh chóng kéo khẩu cối 120 ly lùi lại hơn 200m và phát hỏa. Một quả đạn rơi trúng chiếc phà đang chuẩn bị vượt sông và bị phá tan tành, bè gãy mũi tiến quân của quân Trung Quốc xâm lược.

Tiếng súng vùng biên giới im hẳn. Bùi Như Lạc trở về quê làm tròn nghĩa vụ của người con với đấng sinh thành. Hiện nay, CCB Bùi Như Lạc sống ở khu phố Chạp Khê, phường Nam Khê, hưởng chế độ người nhiễm chất độc da cam và giữ chức Chủ tịch Hội Chất độc da cam phường Nam Khê, T.P Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Trần Thể Thi